Đất đai

TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

1. CÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG ĐẤT THEO LUẬT

– Là những người có cùng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

– Đang sống chung

– Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng hoặc nhận chuyển quyền sử dụng.

Thêm vào đó, để phân chia đất hộ gia đình cần căn cứ vào tên của các thành viên được ghi tên trong Sổ hộ khẩu.

2. ĐIỀU KIỆN PHÂN CHIA ĐẤT HỘ GIA ĐÌNH

Bên cạnh đó, để thực hiện phân chia, tách thửa đất hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất còn thời hạn sử dụng.

Trong trường hợp các thành viên trong hộ gia đình có ý định tách thửa đất đứng tên mình, ngoài các điều kiện nêu trên còn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

  • Tuân thủ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất về diện tích đất và chiều cạnh tối thiểu sau khi tách thửa.
  • Có văn bản đã được công chứng/ chứng thực sự đồng ý của tất cả thành viên trong hộ gia đình về việc đồng ý tách thửa đất.
  • Không thuộc các trường hợp không được phép tách thửa:

Đất thuộc các dự án phát triển nhà ở, đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch.

Đất đã có thông báo thu hồi.

3. CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Bước 1: Trước tiên, các thành viên trong gia đình cần tiến hành tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở (không bắt buộc). Nếu hòa giải không thành, các bên cần gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

Bước 2: Nếu hòa giải không thành, tùy từng trường hợp dưới đây mà lựa chọn phương thức:

– Có Giấy chứng nhận (Sổ hồng) hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

– Không có Giấy chứng nhận (Sổ hồng) hoặc không có một trong các loại giấy tờ trên thì lựa chọn nộp đơn tại 1 trong 2 cơ quan sau:

1/ Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì đương sự có quyền khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật tố tụng hành chính.

2/ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.

4. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HỘ GIA ĐÌNH

Tương ứng với cách thức giải quyết tranh chấp đã nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thực hiện hòa giải.

Trong trường hợp hòa giải không thành, tùy từng trường hợp mà thẩm quyền sẽ thuộc về các cơ quan sau:

– Có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.

– Không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ trên thì lựa chọn nộp đơn tại 1 trong 2 cơ quan sau:

1/ Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì đương sự có quyền khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp tỉnh.

2/ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể xét xử sơ thẩm trong những trường hợp sau đây:

– Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nếu xét thấy cần thiết hoặc do lời đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

– Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Trên đây là bài viết TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH.  Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với LUẬT NGUYÊN PHÁT thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.