Tảo hôn là việc nam nữ đăng ký kết hôn khi cả 2 đều chưa đủ tuổi theo quy định, là một trong những trường hợp bị cấm kết hôn theo luật hiện hành? Cụ thể như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật NP để hiểu rõ hơn nhé!
I. Tảo hôn là gì?
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích tảo hôn như sau: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.
Như vậy, tảo hôn là hành vi thuộc một trong 03 trường hợp sau:
– Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.
– Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.
– Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.
II. Hành vi tảo hôn có vi phạm pháp luật
Do tảo hôn là một trong những hành vi bị cấm nên người vi phạm quy định về tảo hôn có thể bị xử lý như sau:
Phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”
– Tổ chức lấy vợ, chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn: Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.
– Duy trì quan hệ vợ chồng trái luật với người chưa đủ tuổi kết hôn dù đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án: 03 – 05 triệu đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự về Tội tổ chức tảo hôn khi tổ chức lấy vợ, chồng cho người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt hành chính còn vi phạm:
– Phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Như vậy, hình phạt được đặt ra với người tổ chức tảo hôn cho các cặp nam, nữ chứ chính bản thân người kết hôn khi chưa đủ tuổi sẽ không bị phạt. Mức phạt hành chính cao nhất trong trường hợp này là 03 triệu đồng và 02 năm tù.
Đồng nghĩa, nam nữ khi kết hôn chưa đủ tuổi và vẫn duy trì mối quan hệ này dù đã có bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thì bị phạt đến 05 triệu đồng. Còn các mức phạt khác kể cả phạt tù đều áp dụng với người tổ chức lấy vợ, chồng cho người chưa đủ tuổi.
III. Ai được quyền yêu cầu Toà án huỷ kết hôn trái luật do tảo hôn?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình, người có quyền huỷ kết hôn trái luật do nam, nữ tảo hôn gồm:
– Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện khác của nam, nữ tảo hôn.
– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin… (căn cứ Điều 3 của Nghị định số 02/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 90 của Luật Trẻ em năm 2016).
– Hội Liên hiệp phụ nữ.
Sau khi được giải quyết việc huỷ kết hôn trái luật vì nam, nữ tảo hôn thì sẽ có hậu quả như sau:
– Các bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng trái luật trước đó.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ con vẫn còn tồn tại và sẽ được giải quyết như khi cha, mẹ ly hôn.
– Các quan hệ khác như tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa các bên sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự và các quy định khác. Tuy nhiên, dù giải quyết theo hướng nào thì cũng phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Cơ sở pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Hành vi tảo hôn có vi phạm pháp luật không cùng các thông tin liên quan. Nếu có thắc mắc liên quan đến các vấn đề về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 0975290453 hoặc 0364310003 để được các chuyên gia pháp lý của Luật NP hỗ trợ giải đáp.