LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN MẤT BAO LÂU?
1. QUY ĐỊNH VỀ LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì có thể hiểu rằng ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Việc ly hôn với người Nhật Bản hay nói chung là ly hôn với người nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, theo quyết định có hiệu lực của Tòa án giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc là giữa người nước ngoài với nhau trong trường hợp thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
Thứ nhất, Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
Thứ hai, vào thời điểm yêu cầu ly hôn nhưng công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, nếu các bên yêu cầu giải quyết vấn đề về tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
2/ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của thủ tục ly hôn với người Nhật Bản đó là bạn cần quan tâm đến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này cho bạn, bởi nếu xác định sai cơ quan có thẩm quyền giải quyết bạn sẽ bị trả lại đơn gây mất nhiều thời gian và công sức đi lại.
Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 37 và điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì xác định được thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn với người nước ngoài hay trường hợp cụ thể là ly hôn với người Nhật Bản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà bị đơn cư trú và làm việc.
Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới thì do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.
Trường hợp ly hôn thuận tình: theo quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục ly hôn các bên còn có thể thỏa thuận Tòa án nơi mà nguyên đơn đang cư trú và làm việc để giải quyết. Như vậy trong trường hơp này thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án của một trong các bên thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương thì tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền để giải quyết.
Theo đó, nguyên đơn có quyền lựa chọn một Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định như đã nêu ở trên.
3/ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN
Theo quy định của pháp luật thì đối với vụ việc giải quyết thuận tình ly hôn thời gian có thể kéo dài từ khoảng 01 đến 04 tháng
Đối với những vụ án ly hôn đơn phương thì thời gian giải quyết ly hôn đơn phương phức tạp và nhiều bước hơn, căn cứ nhiều yếu tố khác nhau hơn, vì vậy thười gian cũng kéo dài hơn.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương ở cấp sơ thẩm thường rơi vào khoảng từ 04 đến 06 tháng. Nếu bị đơn vắng mặt hoặc có tranh chấp tài sản chung thì thời gian này có thể được gia hạn.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương ở thủ tục phúc thẩm thường kéo dài khoảng từ 03 đến 04 tháng. Trong trường hợp bị đơn vắng mặt thì thời gian giải quyết ly hôn sẽ kéo dài từ 12 đến 24 tháng do Tòa án phải tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp.
Như vậy, khi ly hôn với người Nhật Bản nếu có thể hãy chọn hình thức ly hôn thuận tình để thời gian giải quyết nhanh chóng, gọn lẹ hơn.
4/ HỒ SƠ GIẢI QUYẾT LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN
Để thực hiện thủ tục ly hôn với người Nhật Bản thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định như sau.
Trường hợp nếu chồng bạn không đồng ý ly hôn thì bạn phải làm thủ tục ly hôn đơn phương, lúc này cần chuẩn bị các giấy tờ như:
– Đơn ly hôn đơn phương theo mẫu;
– Bản gốc Giấy đăng ký kết hôn;
– Sổ hộ khẩu (Bản sao công chứng, chứng thực)
– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng (Bản sao công chứng, chứng thực)
– Giấy khai sinh của con (Bản sao công chứng, chứng thực)
– Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản yêu cầu phân chia như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe (Bản sao công chứng, chứng thực)
Trường hợp nếu chồng bạn đồng ý ly hôn thì bạn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, lúc này cần chuẩn bị các giấy tờ như:
– Đơn xin ly hôn thuận tình theo mẫu
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Giấy khai sinh các con (Bản sao công chứng, chứng thực);
– Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng (Bản sao công chứng, chứng thực);
– Sổ hộ khẩu (Bản sao công chứng, chứng thực);
– Các tài liệu, chứng cứ khác kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận đăng ký xe(Bản sao công chứng, chứng thực)
5/ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN
Đối với, trường hợp ly hôn thuận tình với người Nhật Bản thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn nộp hồ sơ ly hôn thuận tình như đã nêu trên tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn thường trú.
Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí, khi nhận được hồ sơ của bạn nếu hồ sơ hợp lệ và đúng thẩm quyền, Tòa án thụ lý đơn và ra thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.Án phí trong trường hợp này là 300.000 đồng
Bước 3: Sau khi nộp án phí thì bạn nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Sau khi xem xét tài liệu giấy tờ cũng như bạn đã hoàn thành việc nộp án phí thì tòa án triệu tập các đương sự và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương với người Nhật Bản thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương như đã nêu trên tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Bước 2: Nộp tiền án phí, khi nhận hồ sơ nhận thấy hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tòa án sẽ kiểm tra đơn khởi kiện và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người nộp đơn. Án phí trong trường hợp không có tranh chấp là 300.000 đồng, còn nếu có tranh chấp thì án phí sẽ tính theo giá ngạch theo giá trị tài sản có tránh chấp đó.
Bước 3: Sau khi nộp án phí thì bạn nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương và ra Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án.
6/ ÁN PHÍ LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN
Theo quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục ly hôn dù là ly hôn trong nước hay ly hôn với người nước ngoài thì án phí ly hôn là mức phí mà nguyên đơn, bị đơn phải nộp cho Ngân sách nhà nước chi trả chi phí cho Tòa án thực hiện hoạt động ly hôn cho các bên.
Căn cứ theo quy định tại nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án, theo đó án phí ly hôn đơn phương, án phí ly hôn thuận tình và ly hôn với người Nhật Bản gồm hai loại án phí là án phí ly hôn sơ thẩm và án phí ly hôn phúc thẩm
Về án phí ly hôn sơ thẩm:
Nếu các bên tự thỏa thuận và không có tranh chấp về tài sản giữa các bên khi ly hôn mức án phí ly hôn sơ thẩm các bên đương sự phải nộp là 300.000 đồng theo quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Trường hơp các bên tranh chấp tài sản thì án phí ly hôn được xác định dựa trên giá trị tổng tài sản các bên tranh chấp,
Về án phí ly hôn phúc thẩm:
Theo danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định án phí ly hôn phúc thẩm là 300.000 đồng. Pháp luật không quy định về việc phân chia theo giá ngạch hay không theo giá ngạch đối với án phí ly hôn phúc thẩm mà sẽ áp dụng án phí chung cho tất cả các hình thức ly hôn.
Như vậy, khi muốn ly hôn với người Nhật Bản, bỏ chồng Nhật Bản thì bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam hoặc Nhật Bản theo hai hình thức là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương. Dù là theo hình thức nào thì bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ theo quy định của pháp luật cũng như thực hiện theo trình tự thủ tục, xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án giải quyết một cách chính xác nhất.
Trên đây là bài viết LY HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN MẤT BAO LÂU?. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!