LY HÔN THUẬN TÌNH KHI MỘT BÊN VẮNG MẶT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Hiện tại hai vợ chồng tôi đang muốn làm thủ tục ly hôn theo hướng thuận tình nhưng chồng tôi lại không muốn đến hoà giải tại Toà và không muốn đến Toà án thì có thể giải quyết ly hôn được không?
1. Về vấn đề hoà giải
Theo quy định tại Điều 54 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thủ tục hòa giải tại Tòa án sau khi Tòa án tiến hành thụ lý đơn ly hôn là một thủ tục bắt buộc không kể đó là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Cụ thể quy định như sau:
“Điều 54. Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Thủ tục hòa giải tại Tòa án sẽ tuân theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể thủ tục hòa giải sẽ tuân thủ theo nguyên tắc sau tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 :
“Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
“Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải
- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.”
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
“Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Theo quy định trên thì nếu như 1 bên vợ hoặc chồng vắng mặt tại buổi hòa giải nhưng có lý do chính đáng hoặc đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ việc hòa giải sẽ không thể tiến hành được . Tuy nhiên, việc ly hôn vẫn sẽ tiến hành như bình thường theo đúng quy định của pháp luật vì theo quy định tại khoản 1, Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thì.
“Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu như việc vắng mặt của 1 bên vợ hoặc chồng thuộc 2 trường hợp vắng mặt dẫn đến không thể tiến hành hòa giải được thì vụ án ly hôn vẫn sẽ được tiến hành bình thường.
2. Về vấn đề xét xử vắng mặt
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của đương sự như sau:
1/ Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
2/ Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Như vậy, Tòa án chỉ công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự khi một bên vắng mặt nếu người đó có Đơn xin xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp vợ chồng cùng thuận tình ly hôn nhưng một bên không chịu lên Tòa làm việc mà cũng không có Đơn xin xét xử vắng mặt. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Trong trường hợp một bên nguyên đơn vẫn có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án giải quyết theo thủ tục chung mà không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ án.
3. Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh của Luật Nguyên Phát
Với kinh nghiệm nhiều năm giải quyết các vụ việc ly hôn trên toàn quốc, ly hôn có yếu tố nước ngoài, với đội ngũ luật sư, chuyên viên uy tín, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, Luật Nguyên Phát tự tin có thể hỗ trợ bạn giải quyết các vụ ly hôn một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.633.390 ngay hôm nay để biết thêm thông tin và đặt lịch hẹn tư vấn. Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm lại hạnh phúc và tự do cá nhân.