LY HÔN KHI MỘT NGƯỜI Ở NHẬT MỘT NGƯỜI Ở INDONESIA
Trước tiên, khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Căn cứ Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài là:
– Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.
1. Có được tiến hành ly hôn khi cả hai đang ở nước ngoài một người ở Indonesia, một người ở Nhật không?
Hai bên có thể thực hiện thủ tục ly hôn mặc dù đều đang cư trú tại nước ngoài. Cụ thể theo khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì có thể tiến hành ly hôn ở nước ngoài thì sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi đang ở nước ngoài
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 123, Khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các Điều 28, 35, 37, 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Căn cứ theo theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh
Như vậy, đa số các yêu cầu giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thường thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
Một số trường hợp đặc biệt trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
– Trường hợp các yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưng đương sự, tài sản đều ở Việt Nam, không phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp quốc tế.
– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
3. Hồ sơ giải quyết ly hôn khi cả hai đang ở nước ngoài
Giấy tờ dùng trong trường hợp ly hôn đơn phương hoặc thuận tình ly hôn giống nhau. Cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Mẫu đơn xin ly hôn theo mẫu của Tòa án;
Giấy tờ này đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện các vấn đề trong hôn nhân và các yêu cầu liên quan sau khi ly hôn ví dụ như con cái, cấp dưỡng, tài sản và công nợ.
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương sử dụng Mẫu đơn khởi kiện ly hôn. Trường hợp thuận tình ly hôn, bạn sử dụng Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và phải có đầy đủ chữ ký của hai vợ chồng.
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
– Giấy chứng minh nhân dân của hai bên bản sao có chứng thực;
– Giấy khai sinh của các con nếu có, bản sao có chứng thực;
– Giấy chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung nếu có, bản sao có chứng thực.
4. Thủ tục ly hôn khi đang ở nước ngoài
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên, bạn thực hiện thủ tục ly hôn theo các bước dưới đây.
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài. Hồ sơ khởi kiện, yêu cầu xin ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện, yêu cầu cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án, vụ việc. Khi Tòa giải quyết có thể yêu cầu một hoặc cả hai bên về nước để tiến hành thủ tục ly hôn.
Dù vậy, Trường hợp hai bên đều không thể về nước thì có thể làm đơn nêu rõ lý do không về nước được. Tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định ly hôn dựa trên các tài liệu hai bên đã cung cấp trước đó.
5. Thời gian tiến hành ly hôn khi đang ở nước ngoài
Thời gian giải quyết ly hôn đồng thuận có yếu tố nước ngoài từ 03 đến 04 tháng. Đối với ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, cấp sơ thẩm khoảng từ 04 đến 06 tháng.
Trường hợp ly hôn vắng mặt người nước ngoài: Từ khoảng 24 tháng do Toà án phải thực hiện thủ tục uỷ thác tư pháp.
Tuy nhiên, trên thực tế thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể kéo dài hơn nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản, quyền nuôi con và một số yêu cầu khác.
Trên đây là LY HÔN KHI CẢ HAI ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI. Mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với LUẬT NGUYÊN PHÁT qua HOTLINE: 1900.633.390 để được tư vấn, giải đáp trực tuyến.