Tin tức, Hôn nhân và Gia đình

LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG PHẢI LÊN TOÀ BAO NHIÊU LẦN?

I. LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG LÀ GÌ?

Ly hôn đơn phương là cách gọi thông thường của việc ly hôn theo yêu cầu của một bên và được định nghĩa cụ thể tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Trong đó, một trong hai bên vợ chồng sẽ yêu cầu Toà án chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình với người còn lại khi có căn cứ về việc bạo hành gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng không thể kéo dài cuộc hôn nhân.

Ngoài ra, việc ly hôn đơn phương còn xảy ra khi một trong hai bên là vợ chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích thì Toà án cũng sẽ giải quyết cho hai người này ly hôn.

Như vậy, về bản chất, việc ly hôn đơn phương chính là một vụ án dân sự trong đó sẽ có một bên khởi kiện yêu cầu ly hôn với bên còn lại. Và thủ tục thực hiện ly hôn cũng thực hiện theo quy định thủ tục khởi kiện tại Bộ luật Dân sự.

II. LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG PHẢI LÊN TOÀ BAO NHIÊU LẦN

Theo đó, việc ly hôn đơn phương, thường Toà sẽ gọi 02 lần:

– Lần một là khi hoà giải: Hoà giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết vụ án ly hôn đơn phương trừ trường hợp các bên có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt. Việc hoà giải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của vụ án.

Hiện nay, luật không quy định ly hôn đơn phương phải hoà giải mấy lần mà căn cứ vào từng trường hơp cụ thể, Toà án sẽ tổ chức các buổi hoà giải phù hợp.

Thông thường sẽ có nhiều nhất là 3 lần hòa giải trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử, trừ một số trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;

– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;

– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;

– Một trong các bên đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Khi có một bên đề nghị không tiến hành hòa giải, thủ tục có thể được bỏ qua. Khi đó Tòa án sẽ lập biên bản không hòa giải được.

– Lần hai là khi phiên toà xét xử: Sau khi hoà giải không thành, Toà án sẽ tiến hành mở phiên xét xử. Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án sẽ triệu tập các vợ chồng và người có quyền, lợi ích liên quan để xét xử vụ án ly hôn. Trong đó, nếu vụ án được giải quyết và đưa ra được bản án phù hợp thì vợ chồng chỉ cần xuất hiện ở Toà tại lần triệu tập hợp lệ thứ nhất.

Tuy nhiên, nếu ở lần triệu tập thứ nhất, các bên không có mặt khiến phiên toà bị hoãn thì Toà sẽ triệu tập lần thứ hai. Tại lần thứ hai này, các bên phải có mặt tại phiên toà.

(trừ các trường hợp đương sự có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

Do đó, thông thường, trong các vụ án ly hôn đơn phương, Toà sẽ gọi vợ chồng đến làm việc trong hai lần để hoà giải và xét xử. Tuy nhiên, nếu tính chất vụ án ly hôn phức tạp, cần phải nhiều lần hoà giải hoặc xét xử nhiều lần thì số lần Toà gọi vợ chồng lên làm việc sẽ nhiều hơn.

III. DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT LY HÔN NHANH CỦA LUẬT NGUYÊN PHÁT

Sự khác biệt giữa dịch vụ tư vấn ly hôn của Luật Nguyên Phát với các công ty khác. Cũng là lý do để bạn lựa chọn công ty chúng tôi, gồm có:

– Tư vấn hôn nhân gia đình nói chung và ly hôn nói riêng miễn phí;

– Sẵn sàng đảm nhận những vụ án ly hôn phức tạp mà các đơn vị khác có thể từ chối;

– Giải quyết các vấn đề tranh chấp ly hôn một cách thấu tình đạt lý;

– Hướng giải quyết tranh chấp ly hôn luật sư luôn mang đến quyền lợi cho Khách hàng;

– Thời gian giải quyết nhanh;

– Phí dịch vụ ly hôn trọn gói giá rẻ, thấp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Để gặp trực tiếp luật sư tư vấn bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY:
📍Add 1: Số 21A, ngõ 158, Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
📍Add 2: 469/1/68 Phường 6, Q. Gò Vấp, TP HCM.

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng.

5/5 - (1 vote)

Xem nhiều tuần qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.