KẾT HÔN KHI CHƯA ĐỦ TUỔI CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG
1. Độ tuổi hợp pháp để kết hôn.
Quy định về điều kiện kết hôn theo Khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
Về độ tuổi để được kết hôn: nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
Việc kết hôn phải được nam và nữ tự nguyện quyết định.
Cả nam lẫn nữ đều có năng lực hành vi dân sự.
Việc kết hôn không được bị cấm theo quy định của pháp luật.
Quy định về hành vi tảo hôn.
Điều 3, Khoản 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định rằng”
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”.
Tảo hôn được coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Nhiều trường hợp, việc kết hôn với người chưa đủ tuổi còn bị xử lý hình sự. Tuy đã có nhiều quy định nhằm ngăn cấm việc tảo hôn nhưng việc này vẫn diễn ra. Tảo hôn là thực trạng mang lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội nên cần thiết phải ngăn ngừa và loại bỏ.
Chưa đủ tuổi kết hôn phạt bao nhiêu?
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Hành vi kết hôn khi chưa đủ tuổi được gọi là tảo hôn. Đồng thời đây là hành vi vi phạm pháp luật
Quy định về xử phạt hành vi kết hôn chưa đủ tuổi theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Theo Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính như sau:
Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Quy định về xử phạt hành vi kết hôn chưa đủ tuổi theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định cụ thể như sau:
Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Như vậy, pháp luật có quy định phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tảo hôn. Đây cũng là mức xử phạt cho hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Ngoài ra, phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn. Đối với người tổ chức tảo hôn có thể đối mặt với mức án phạt từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, tùy vào mức độ truy cứu trách nhiệm.
2. Kết hôn khi chưa đủ tuổi có ly hôn được không?
Quy định pháp luật về trong trường hợp ly hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập
Trả lời câu hỏi: Kết hôn khi chưa đủ tuổi có ly hôn được không?
Khi một cặp vợ chồng chưa đủ tuổi kết hôn. Quan hệ hôn nhân của họ sẽ không được pháp luật công nhận. Điều này có nghĩa là Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn cho họ.
Ngoài ra, vì quan hệ hôn nhân của họ không được pháp luật thừa nhận. Họ sẽ không được bảo vệ theo các quy định về đăng ký kết hôn. Điều này có nghĩa là họ sẽ không được hưởng các quyền và lợi ích của việc kết hôn. Trong đó bao gồm cả quyền thừa kế và quyền tài sản. Thêm vào đó, họ sẽ không được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Vì vậy họ không thể sử dụng giấy tờ này để chứng minh quan hệ hôn nhân của mình.
Như thế, nếu quan hệ của họ kết thúc. Họ sẽ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề ly hôn, bao gồm cả chia tài sản và quyền nuôi con. Thay vào đó, họ chỉ được xem là một cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, trong thời gian chung sống, nếu họ có con chung hoặc tài sản chung thì tranh chấp được giải quyết theo Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Tình huống: Tôi và vợ đã tổ chức đám cưới năm 17 tuổi mà không có đăng ký kết hôn. Đến nay tôi muốn ly hôn. Ngoài ra tôi muốn giành quyền nuôi con 6 tuổi. Xin hỏi tôi có thể ly hôn nếu chưa đăng ký kết hôn không?
Trả lời: trả lời câu hỏi của bạn về việc ly hôn và giành quyền nuôi con. Tôi muốn thông báo rằng việc kết hôn trước tuổi đủ không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, quan hệ hôn nhân được xem như là quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Do đó việc giải quyết ly hôn và quyền nuôi con sẽ được áp dụng theo các quy định tại Điều 15, Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con sẽ rất phức tạp. Ngoài ra có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của trẻ. Do đó, hai người cần cố gắng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con một cách hòa bình và đồng thuận.
Hồ sơ hủy kết hôn trái pháp luật gồm những gì?
Hồ sơ yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng gồm nhiều giấy tờ:
- Đơn yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng hoặc hủy kết hôn trái pháp luật.
- Bản sao CMND/CCCD (hoặc hộ chiếu), hộ khẩu (có công chứng) của người liên quan;
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có);
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
- Xác nhận của chính quyền địa phương về việc hai bên nam nữ có chung sống với nhau như vợ chồng;
- Xác nhận của chính quyền địa phương về việc có hôn nhân thực tế (nếu đủ điều kiện);
- Ý kiến của người nhà về việc nam nữ chung sống với nhau.
Trên đây là giải đáp của Luật Nguyên Phát về kết hôn chưa đủ tuổi có ly hôn được không theo pháp luật hiện hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến ly hôn và ly hôn yếu tố nước ngoài thì quý khách hàng hãy liên hệ ngay với đội ngũ luật sư, chuyên viên đầy kinh nghiệm tại Luật Nguyên Phát qua hotline 1900.633.390
Em mới lấy vợ gần 1 năm ở chung nhưng vợ chưa đủ tuổi kết hôn trong quá trình sống chung thì đã có một đứa con và đã sảy ra mẫu thuẫn giữa vợ và chồng và vợ đang mang thai con thứ hai nhưng bên vợ muốn tố cáo em ra pháp luật thì em có bị xử lý hình sự hay vi phạm những điều khoản nào của pháp luật không?
Bạn liên hệ hotline 1900.633.390 hoặc zalo: https://zalo.me/1433521229408629665 bên mình hỗ trợ nhé