Đất đai, Tin tức, Tin tức pháp luật

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT HỒ SƠ LÀM SỔ ĐỎ ĐẤT THỪA KẾ KHÔNG DI CHÚC NĂM 2023

Thừa kế là hình thức phân chia tài sản phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Để đảm bảo quyền lợi trước pháp luật, tránh phát sinh tranh chấp thì việc làm sổ đỏ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, các thủ tục sau khi khai nhận thừa kế không có di chúc vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Trong trường hợp này, người nhận thừa kế nên làm gì để được đứng tên trên phần đất đai mà mình đã nhận thừa kế?

I. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ

Trước tiên, điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất tương tự như các trường hợp xin cấp sổ đỏ khác, người thừa kế đất đai cũng phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể, điều 100 và 101 Luật Đất đai 2013 chia thành 02 trường hợp:

– Thứ nhất, có giấy tờ về quyền sử dụng đất: một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Thứ hai, không có giấy tờ về quyền sử dụng đất: không có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Theo đó, mỗi trường hợp sẽ có những điều kiện riêng. Bạn đọc xem hướng dẫn chi tiết hơn tại 02 điều này và các văn bản hướng dẫn để nắm rõ nội dung:

– Khoản 16, 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

– Điều 20, Điều 22, Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Điều kiện này là điều kiện chung. Với người nhận thừa kế, cần tiến hành khai nhận di sản theo quy định của pháp luật, chính thức trở thành người nhận chuyển giao di sản một cách hợp pháp thì mới tiến hành các bước tiếp theo.

II. KHAI NHẬN DI SẢN 

Sau khi chính thức trở thành người nhận chuyển giao di sản một cách hợp pháp người nhận di sản cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014:

“Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

Như vậy, việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế diễn ra trong 02 trường hợp:

– Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.

– Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó (không áp dụng đối với người thừa kế theo di chúc).

Hồ sơ khai nhận di sản bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng (khi tới phòng hoặc văn phòng công chứng thì điền theo mẫu).

– Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng.

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,…

– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú…

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

– Hợp đồng ủy quyền (nếu có)

Sau đó, tùy vào từng trường hợp mà người thừa kế tiến hành thủ tục công chứng tại Phòng công chứng của Nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư nhân

III. HỒ SƠ LÀM SỔ ĐỎ ĐẤT THỪA KẾ KHÔNG DI CHÚC

Trường hợp người thừa kế không có di chúc từ người cho đất thì quá trình làm sổ đỏ sẽ phức tạp hơn. Vì vậy, ngoài các giấy tờ được quy định trong khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người thừa kế còn cần chuẩn bị và bổ sung thêm nhiều loại tài liệu khác, cụ thể:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất theo đúng mẫu số 09/ĐK.

2. Di chúc hoặc văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế, bản án của tòa án nếu đất thừa kế xảy ra tranh chấp, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế,…

3. Giấy tờ khai nhận di sản thừa kế có công chứng.

4. Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đó.

5. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa các người thừa kế ghi rõ họ tên chữ ký. 

6. Sổ đỏ đứng tên người cho di sản thừa kế. 

7. Giấy tờ pháp lý của những người có trong danh sách được hưởng di sản thừa kế. 

8. Giấy chứng tử của người để lại đất thừa kế; 

9. Các giấy tờ nhằm chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản với người được nhận di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhất mà cả người trao quyền thừa kế lẫn người hưởng thừa kế cần quan tâm. 

Hy vọng những thông tin trên của Luật Nguyên Phát giúp bạn nắm bắt được những giấy tờ, thủ tục về vấn đề này. Đừng quên liên hệ ngay với Luật Nguyên Phát nếu bạn đang cần hỗ trợ giải quyết và tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan.

Luật Nguyên Phát luôn đặt mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích và giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý. Chúng tôi chân thành hoan nghênh sự hợp tác và cam kết hỗ trợ quý khách hàng trong mọi tình huống. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390.Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

5/5 - (1 vote)

Xem nhiều tuần qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.