Hai vợ chồng đều không có công việc ổn định ai được quyền nuôi con sau ly hôn?
1. Ai được quyền nuôi con sau ly hôn?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân về ly hôn, quyền nuôi con, gọi: 1900.633.390
Trả lời:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo thông tin bạn trình bày, con bạn mới 17 tháng tuổi nên về nguyên tắc bạn sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con, và chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy cả hai người đều không có công việc ổn định, nhưng bạn chỉ cần nêu ra những điều kiện vật chất, tinh thần và các căn cứ khác chứng minh khi sống cùng mình sẽ tốt hơn cho sự phát triển mọi mặt của con thì Tòa án sẽ giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Vì độ tuổi con dưới 36 tháng tuổi thì cần có sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ người mẹ để đảm bảo phát triển tâm sinh lý tốt nhất cho con.
>> Xem ngay: Quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng sau ly hôn?
2. Đơn phương ly hôn và quyền nuôi con?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, làm cho tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng, hôn nhân không thể kéo dài thì bạn có thể làm đơn ly hôn đơn phương để yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Theo đó, bạn cần phải làm một bộ hồ sơ:
Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
– Bản sao giấy khai sinh của con.
Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Như vậy, nơi nộp đơn ly hôn đơn phương là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của chồng bạn. Vì vậy, bạn cần phải xác định hiện nay chồng mình đang cư trú hoặc làm việc ở đâu, để xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn đơn phương của mình.
Về quyền nuôi con khi ly hôn:
Theo như bạn trình bày, con của bạn hiện được 09 tháng tuổi, theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì về nguyên tắc, con của bạn sẽ được giao cho bạn trực tiếp nuôi, trừ khi bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Về vấn đề bạn nộp đơn ly hôn chồng bạn không biết có được không: Về vấn đề này, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án về việc thụ lý vụ án. Như vậy chồng chị sẽ phải biết về việc ly hôn này sau khi Tòa án có quyết định thụ lý vụ án ly hôn đơn phương của bạn.
Về việc chồng và gia đình chồng gây khó dễ cho chị thì tùy vào mức độ mà chị có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
3. Quyền nuôi con và quyền sở hữu ngôi nhà sẽ giải quyết thế nào khi ly hôn?
Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn luật Hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi:1900.633.390
Trả lời:
Về vấn đề nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy,để giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh điều kiện vật chất và tinh thần để nuôi dạy cháu. Ví dụ: Thu nhập ổn định, có công việc ổn định, có thời gian chăm sóc cháu, môi trường sống văn minh, lành mạnh,...
Về phân chia tài sản sau khi ly hôn:
Ngôi nhà được xây trong thời kỳ hôn nhân. Nếu chồng bạn không chứng minh được đó là tài sản riêng (như xây từ tiền tiết kiệm trước khi kết hôn,…) thì sẽ được coi là tài sản chung.
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
4. Giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Chào Luật Sư! Nhà em ở thành phố, chồng em ở Đức Hòa, Long An. Em và chồng em kết hôn năm 2008, hiện có đứa con gái chung sinh năm 2014, năm nay 6 tuổi.
Nay em muốn làm thủ tục ly hôn, nhưng em muốn biết khả năng giành quyền nuôi con sẽ thuộc về em hay chồng em. Tháng 07 năm 2012 chồng em bị bắt vì tội buôn bán chất ma túy, tháng 02/2015 em dẫn con về dưới nhà ba mẹ ruột em sống. Chồng em bị tuyên phạt 5 năm tù, trong khoảng thời gian này tự bản thân em nuôi và chăm sóc con. Lâu lâu cũng có dẫn bé về thăm nội và thăm ba bé. Tháng 10 năm 2017 chồng em được về, em và con về lại nhà chồng sống. Nhưng khoảng thời gian chung sống nhiều lần chồng em xúc phạm nhân phẩm và danh dự gia đình em, đặc biệt chửi mắng danh dự mẹ em, nên em cảm thấy không thể sống chung được nữa, nên em muốn đơn phương ly hôn, nhưng em sợ tòa án sẽ giao quyền nuôi con về chồng em vì hiện tại nhà ba mẹ em đang ở đang là nhà thuê, còn bên nhà chồng đang ở thì nhà đã đem đi cầm cố, nhưng chồng em lại không có thu nhập ổn định. Em không biết quyền giành nuôi con của em có cao không, mong luật sư tư vấn cho em?
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Phương Anh
Trả lời:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn thì khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận người sẽ trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, học hành của con cũng như xem xét nguyện vọng của con muốn được sống với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng. Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng, con từ đủ 7 tuổi sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.
Đối với trường hợp của bạn, con bạn đã 06 tuổi, do vậy hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận người về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con dựa trên quyền lợi của con về mọi mặt. Nếu bạn muốn dành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được với Tòa án rằng bạn có điều kiện về kinh tế tốt hơn chồng (chẳng hạn như bạn có việc làm ổn định, thu nhập của bạn đủ để chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho con, đảm bảo cho con được ăn, mặc, ở, học hành, khám, chữa bệnh đầy đủ), hơn nữa bạn cũng có trình độ học vấn, môi trường giáo dục tốt, tình cảm yêu thương mà bạn dành để chăm sóc cho con từ trước tới nay rất sâu sắc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nêu ra những bất lợi nếu cho con ở với cha, chẳng hạn như chồng bạn đang thất nghiệp, thu nhập không ổn định, tư cách đạo đức của chồng bạn không tốt, hoặc chồng bạn bị hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
>> Xem ngay: Không thỏa thuận được quyền nuôi con sau ly hôn xử lý thế nào?
5. Làm thế nào để giành được quyền nuôi con sau ly hôn?
Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: anh…@gmail.com
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi: 1900.633.390
Trả lời:
Khoản 2 và 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn:
Đối với trường hợp của bạn, con gái của bạn đã trên 36 tháng tuổi, vì vậy bạn hoàn toàn có thể được Tòa án xem xét, quyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa ra những bằng chứng để chứng minh bạn có đủ điều kiện, đủ khả năng để có thể trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng ./.