I. Tại sao cần phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ
Tra cứu nhãn hiệu là việc cần làm trước khi nộp đơn đăng ký để xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi quyết định có nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay không. Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu là cần thiết vì những lý do sau:
– Đảm bảo vấn đề nhãn hiệu không bị trùng: Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, Tổ chức muốn đăng ký có mang tính chất tương tự, trùng, khả năng nhận biết thấp hoặc không có với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không để đưa ra các biện pháp xử lý;
– Tránh mất thời gian, chi phí: Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm rất lớn. Do vậy việc lựa chọn nhãn hiệu không bị trùng với các nhãn hiệu đã nộp trước đó có vai trò rất quan trọng. Nếu kết quả tra cứu là không khả quan việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí và thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ. Bên cạnh đó có thêm thời gian nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới;
– Kiểm tra được tính chính xác: Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, tổ chức có thể kiểm tra thông tin trong giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ chưa. Nếu có sai sót phát sinh thì kịp thời chỉnh sửa lại;
– Để đảm bảo bảo vệ mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu, phòng, tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu; được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu; có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm; là công cụ truyền thông hiệu quả, tạo sự chuyên nghiệp, tăng uy tín thương hiệu.
II. Cách thức tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
– Bước 1: Tiến hành truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu;
– Bước 2: Tại ô nhãn hiệu tìm kiếm, nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào;
– Bước 3: Nếu là nhãn hình thì nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình;
– Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm, dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm, dịch vụ .
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì tiến hành ấn vào nút tìm kiếm sẽ có kết quả. Qua đó đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng, tương tự với nhãn hiệu khác hay không. Tuy nhiên, đối với hình thức này kết quả chỉ chính xác được 50% và mang tính chất tham khảo.
Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu
Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian. Cụ thể:
– Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không;
– Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
– Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
– Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.
Để thực hiện được các tra cứu này cần có sự trợ giúp của các chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khách hàng sẽ trực tiếp ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền Sở hữu trí tuệ làm việc với chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên. Chuyên viên sẽ tiến hành việc tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sử dụng cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao sẽ đem lại kết quả tra cứu được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.