Ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn?
Điều 51 LHNGD 2014 quy định về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
- Vợ chồng có yêu cầu hoặc cả vợ và chồng cùng yêu cầu.
- Cha, mẹ, người thân thích của vợ, chồng.
Các trường hợp ly hôn chồng giấu địa chỉ; ly hôn một bên giấu địa chỉ; ly hôn không biết địa chỉ của bị đơn thì hầu như sẽ xuất phát từ yêu cầu từ một bên. Điều 56 LHNGD 2014 cũng quy định về trường hợp này. Cụ thể, Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn của một bên khi có các căn cứ sau:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng.
- Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cho đời sống chung không thế kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
- Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu giải quyết ly hôn.
2/ Thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn.
Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về hôn nhân gia đình được BLTTDS 2015 quy định. Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình.
Đối với yêu cầu ly hôn từ một bên, Thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc theo khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
- a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Theo quy định, người muốn yêu cầu ly hôn thì phải thực hiện ở Tòa án nơi bị đơn hiện đang cư trú hoặc làm việc. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc giải quyết các trường hợp như ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn? Ly hôn không xác minh được nơi cư trú? Dẫn đến việc không thể cung cấp được đỉa chỉ hiện tại của bị đơn.
Khoản 1 điều 40 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
- a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;”
Như vậy, đối với những trường hợp trên, nếu không biết hoặc không thể xác định được địa chỉ hiện tại của vợ/chồng. Người yêu cầu ly hôn có thể yêu cầu Tòa án nơi vợ, chồng có cư trú; làm việc cuối cùng giải quyết.
3/ Các phương án giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của được quy định theo pháp luật.
Các trường hợp không cung cấp được địa chỉ thường được xử lý theo 2 phương án sau:
·Thực hiện thủ tục tại nơi bị đơn có địa chỉ cư trú hoặc làm việc cuối cùng.
Căn cứ theo khoản 1 điều 40 BLTTDS 2015: Việc bị đơn không ở cố định một nơi; cố tình không cung cấp địa chỉ; giấu địa chỉ liên lạc nhưng vẫn nắm được nơi đăng ký tạm trú, thường trú hoặc nơi làm việc trước đây. Thì vợ, chồng vẫn có thể lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đó để xem xét và giải quyêt đối với yêu cầu ly hôn.
Để thực hiện, người có yêu cầu ly hôn phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh việc bị đơn từng cư trú tại địa bàn. Theo khoản 1 điều 91 BLTTDS 2015 quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự:
“Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.”
·Yêu cầu tuyên bố mất tích sau đó giải quyết ly hôn do một bên mất tích.
Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn đối với vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích. Theo Bộ Luật Dân Sự 2015, Tòa án tuyên bố một người mất tích khi:
“Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.”
Khoản 2 điều 56 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 quy định:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
Theo đó, sẽ mất thời gian để thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích. Phương án này sẽ mất nhiều thời gian cũng như công sức để thực hiện.\
MỌI THẮC MẮC XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 1900.633.390