Luật sư và tư vấn viên, Hôn nhân và Gia đình

THỦ TỤC GHI CHÚ VIỆC KẾT HÔN TẠI VIỆT NAM

THỦ TỤC GHI CHÚ VIỆC KẾT HÔN TẠI VIỆT NAM

Lý do và lợi ích của việc ghi chú kết hôn ở Việt Nam

– Chỉ sau khi hoàn tất thủ tục ghi chú kết hôn, mối quan hệ giữa các bên mới chính thức được thừa nhận là quan hệ vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.

– Với việc được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân: Các bên sẽ có các Quyền và nghĩa vụ theo Quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình trong đó có nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng, trách nhiệm và nghĩa vụ của Cha, mẹ và con. Quyền đối với tài sản chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân.

– Bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em trong một số trường hợp nhất định.

– Khi quan hệ hôn nhân được công nhận tại Việt Nam vợ chồng có thể cùng nhau tham gia vào các thủ tục yêu cầu phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn như làm giấy khai sinh cho con, mua bán tài sản, giải quyết tranh chấp,…

– Việc ghi chú kết hôn sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét và thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn với người nước ngoài.

– Ngoài ra, việc ghi chú kết hôn sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc xin visa, làm thẻ tạm trú/thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam và một số thủ tục khác khi vợ/chồng là người nước ngoài muốn sang Việt Nam sinh sống và làm việc.

2. Thẩm quyền ghi chú việc đã đăng ký kết hôn ở Việt Nam

Thẩm quyền ghi chú kết hôn tại Việt Nam thuộc về Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố nơi công dân Việt Nam cư trú.

3. Hồ sơ và thủ tục ghi chú việc đã đăng ký kết hôn ở Việt Nam

Hồ sơ ghi chú gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai theo mẫu quy định

– Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp

– Bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn giá trị sử dụng)

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Trình tự, thủ tục ghi chú:

Bước 1. Chuẩn bị bộ hồ sơ ghi chú kết hôn tại Việt Nam

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng tư pháp – Ủy ban nhan dân cấp quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi cán bộ Phòng tư pháp tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp.

– Nếu thấy hồ sơ đủ điều kiện theo quy định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

– Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp từ chối ghi chú kết hôn tại Việt Nam, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

Bước 4: Nhận bản chính trích lục đã ghi chú việc kết hôn tại Việt Nam.

Khuyến cáo và Lưu ý:

Nội dung bài viết và các hồ sơ mà bên Việt Nam cần chuẩn bị để kết hôn với người Hàn Quốc tại Hàn Quốc hoặc hướng dẫn hồ sơ thủ tục mà Bên cần chuẩn bị để Đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo. Các quy định và yêu cầu về hồ sơ kết hôn với người nhật tại Hàn Quốc phải tuân thủ pháp luật của Hàn Quốc tại thời điểm đăng ký kết hôn.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.