Ly hôn thuận tình không cần đến tòa được không?
Ly hôn thuận tình là.
Căn cứ quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ly hôn thuận tình được hiểu là trường hợp cả vợ và chồng đều tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận được với nhau về các vấn đề chia tài sản chung, nuôi con, cấp dưỡng, chăm sóc và giáo dục con thì Toà án sẽ xem xét và công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn của đương sự. Tuy nhiên việc thoả thuận này phải đáp ứng được tiêu chí đảm bảo tốt nhất quyền lợi của vợ và con.
Khi nào được ly hôn thuận tình không cần ra tòa?
Trường hợp chỉ cần có một trong các vấn đề không thoả thuận được giữa vợ và chồng thì đều không được xem là ly hôn thuận tình. Lúc này việc ly hôn sẽ được giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương. Một trong hai bên vợ hoặc chồng cần làm đơn khởi kiện gửi tới Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết ly hôn. Ví dụ vợ chồng thống nhất ly hôn nhưng không thoả thuận được ai là người nuôi con thì trường hợp này không giải quyết theo thủ tục ly hôn thuận tình mà phải là ly hôn đơn phương.
Như vậy thuận tình ly hôn là việc vợ chồng tự nguyện ly hôn và thoả thuận được với nhau về vấn đề nuôi con, tài sản, nợ chung….
Ly hôn không cần ra tòa được không?
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc ly hôn không cần phải có sự đồng ý, thống nhất của cả hai vợ chồng. Trường hợp một bên có yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết ly hôn thì đều có thể được Toà án xem xét yêu cầu này. Khi đó, Toà án sẽ tống đạt giấy tờ và giấy triệu tập bên còn lại tới Toà án để giải quyết vụ việc, nếu vắng mặt thì vẫn tiến hành giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với ly hôn thuận tình thì đây là trường hợp cả hai bên đã thống nhất được với nhau về vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân, ai là người nuôi con, phân chia tài sản thế nào,… Theo đó, hai bên sẽ tiến hành làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn nộp tại Toà án nhân dân có thẩm quyền. Toà án sẽ tiến hành hoà giải, nếu vợ chồng hoà giải thành và đoàn tụ thì yêu cầu ly hôn thuận tình được đình chỉ. Nếu vợ chồng hoà giải không thành thì Toà án sẽ xem xét để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì khi ly hôn các đương sự không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng cũng như tham gia giải quyết. Do đó trường hợp thuận tình ly hôn, hai vợ chồng phải cùng có mặt tại Tòa để tham gia giải quyết.
Những tài liệu, chứng kèm theo đơn gồm có:
- Bản sao chứng thực chứng CCCD/CMND của vợ và chồng
- Bản sao chức thực Giấy khai sinh của con
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Giấy xác nhận thông tin cư trú của vợ và chồng
- Bản sao giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung
Thủ tục ly thuận tình ly hôn vắng mặt.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình vắng mặt.
- Đơn đề nghị công nhận thuận tình ly hôn (Bản chính).
- Căn cước công dân/CMND của hai bên ly hôn (Bản sao chứng thực).
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai bên ly hôn (Bản chính).
- Giấy xác nhận thông tin cư trú của hai bên ly hôn (Bản sao chứng thực) .
- Đối với những trường hợp ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con và tài sản sau khi ly hôn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ như: Giấy khai sinh của con, Giấy tờ về nguồn gốc tài sản, Tài liệu về tài sản chung yêu cầu Toà án giải quyết phân chia. Trường hợp bạn còn thắc mắc về cách soạn đơn ly hôn, hãy liên hệ Luật Nguyên Phát để được tư vấn chi tiết nhất.
Bước 2: Nộp đơn giải quyết ly hôn thuận tình.
Theo quy định pháp luật, trường hợp ly hôn thuận tình thì đương sự sẽ nộp đơn ly hôn tại Tòa án cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc hoặc vợ/chồng phải lựa chọn một Tòa án cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú/làm việc để Toà án giải quyết khi hai vợ chồng có nơi cư trú khác nhau. Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ nộp đơn tại Tòa án cấp tỉnh nơi vợ, chồng cư trú hoặc làm việc.
Bước 3: Giải quyết vụ việc ly hôn đồng thuận.
Sau khi Toà án tiếp nhận đơn của đương sự sẽ tiến hành xem xét đơn, trường hợp đơn đáp ứng đủ điều kiện thụ lý thì Toà án sẽ ra thông báo tạm ứng án phí để đương sự nộp tiền tạm ứng, sau đó ra thông báo thụ lý vụ án.
Bước 4: Hoà giải ly hôn thuận tình.
Sau khi thụ lý vụ án, Toà án sẽ tiến hành thực hiện hòa giải giữa các bên. Khi đó sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp hoà giải thành thì Toà án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn thuận của đương sự.
Trường hợp hoà giải không thành thì Toà án công nhận sự thoả thuận của đương sự về vấn đề ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Đối với những trường hợp hoà giải không thành thì Toà án sẽ ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho các đương sự theo quy định của pháp luật. Bạn đọc liên hệ Luật Nguyên Phát để được hỗ trợ ly một cách nhanh nhất.
Hướng dẫn viết Đơn xin vắng mặt ly hôn.
(1): Ghi rõ họ tên của người viết đơn xin vắng mặt ly hôn
(2): Ghi ngày tháng năm sinh của người viết đơn xin vắng mặt ly hôn
(3): Ghi rõ số CCCD hoặc CMND và ngày cấp, nơi cấp của người viết đơn xin vắng mặt ly hôn
(4): Ghi địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ tạm trú của người viết đơn xin vắng mặt ly hôn
(5): Ghi số thông báo thụ lý và ngày ghi trên thông báo thụ lý vụ án
(6): Nêu rõ lý do vắng mặt ly hôn: Ví dụ sức khoẻ không tốt, bận công tác
Khi nào được phép ly hôn thuận tình không cần ra Tòa?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể hiểu thuận tình ly hôn là trường hợp mà vợ chồng cùng yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, theo đó hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về vấn đề nuôi con, tài sản chung, nợ chung, mức cấp dưỡng nuôi con …
Cả hai đều động thuận chấp dứt quan hệ hôn nhân và cùng nhau ký đơn ly hôn tự nguyện. Vợ chồng cũng có thể cung cấp xác nhận của cấp xã/phường/thị trấn về việc đã tiến hành hoà giải ly hôn nhưng không thành, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không thể kéo dài thêm. Mặc dù ly hôn thuận tình nhưng trường hợp cả vợ, chồng đều ở Việt Nam thì các bên có đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đều cần phải có mặt tại Toà án có thẩm quyền để tiến hành hoà giải và giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp một trong hai bên đương sự đang ở nước ngoài có mong muốn được vắng mặt tại Toà án thì hai bên cần phải thoả thuận được xong tất cả vấn đề về ly hôn, nuôi con, chia tài sản.