Tư vấn đầu tư, Doanh nghiệp, Luật sư và tư vấn viên, Sở hữu trí tuệ, Tư vấn Thuế

03 CÁCH XIN VISA THƯƠNG MẠI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

03 CÁCH XIN VISA THƯƠNG MẠI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Hiện tại, có 3 cách xin thị thực thương mại Việt nam, đó là:

– Xin thị thực tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.

– Xin thị thực thương mại lấy tại sân bay.

– Và xin thị thực thương mại điện tử (E-visa).

Hãy cũng LUẬT NGUYÊN PHÁT tìm hiểu chi tiết về các thủ tục, phương thức của 03 cách xin visa thương mại Việt Nam trong bài viết sau đây.

1. Thủ tục xin visa thương mại Việt Nam tại ĐSQ/LSQ Việt Nam tại nước ngoài

Để xin visa thương mại Việt Nam theo cách này, người nước ngoài sẽ cần đến văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam để dán tem visa. Quy trình xin loại thị thực thương mại này sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh

Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau và nộp lên Cục xuất nhập cảnh Việt Nam để xin công văn bảo lãnh nhập cảnh:

– Bản photo hộ chiếu của người nước ngoài đang cần xin visa.

– Bản sao y Đăng ký kinh doanh của Công ty bảo lãnh.

– Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài NA2.

– Mẫu NA16.

và các giấy tờ khác theo yêu cầu của Cục xuất nhập cảnh.

Thời gian xét duyệt và cấp công văn nhập cảnh là khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi Cục xuất nhập cảnh Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nếu đơn xin công văn nhập cảnh được chấp thuận, Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ:

– cấp cho công ty bảo lãnh Công văn nhập cảnh, đồng thời.

– fax công văn yêu cầu dán tem visa tới văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán đã đăng ký.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để dán tem thị thực thương mại

Công ty bảo lãnh sẽ gửi công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. Sau đó, người nước ngoài sẽ in công văn này ra, đồng thời chuẩn bị các giấy tờ sau để xin dán tem visa:

– Tờ khai xin cấp visa theo yêu cầu.

– Hộ chiếu gốc của bạn.

– Ảnh chân dung của bạn.

– Phí dán tem visa (tùy thuộc vào từng Đại sứ quán/tổng lãnh sự quán).

– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Đại sứ quán/tổng lãnh sự quán

Bước 3: Dán tem visa

Người nước ngoài sẽ nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện các hồ sơ theo yêu cầu đến văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán đã đăng ký, tùy theo quy định của nơi nhận. Khi được cấp visa, người nước ngoài sẽ được dán tem visa lên hộ chiếu và có thể sử dụng tem visa đó để nhập cảnh và làm việc tại công ty bảo lãnh tại Việt Nam.

2. Thủ tục xin visa thương mại cấp tại sân bay Việt Nam

Quy trình xin visa thương mại cấp tại sân bay cũng gần tương tự như quy trình xin thị thực thương mại tại Đại sứ quán. Tuy nhiên, thay vì dán tem visa tại Đại sứ quán, người nước ngoài sẽ dán tem visa tại sân bay Việt Nam khi nhập cảnh vào Việt Nam làm việc/công tác. Thủ tục xin visa này sẽ cấp tại sân bay bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Xin công văn bảo lãnh nhập cảnh

Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ xin công văn bảo lãnh nhập cảnh tại Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam, và gửi kết quả là file .pdf tới cho người nước ngoài chuẩn bị nhập cảnh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để dán tem thị thực

Người nước ngoài sẽ cần chuẩn bị:

– Bản in tờ công văn bảo lãnh nhập cảnh.

– Tờ khai xin cấp visa đã điền đầy đủ thông tin, ký tên và dán ảnh theo quy định.

– Hộ chiếu gốc của bạn.

– Lệ phí dán tem:

+ Bạn sẽ tốn khoảng 25 USD đối với visa nhập cảnh 1 lần.

+ Bạn sẽ tốn khoảng 50 USD đối với visa nhập cảnh nhiều lần có thời hạn tối đa 3 tháng.

Bước 3: Dán tem visa tại sân bay Việt Nam

Khi đến sân bay Việt Nam, người nước ngoài sẽ đi đến bục visa sân bay, xuất trình các loại giấy tờ theo yêu cầu cho Cán bộ Xuất nhập cảnh. Sau nộp phí dán tem để dán tem visa DN1/DN2 vào hộ chiếu, và hoàn thành các thủ tục để nhập cảnh Việt Nam.

3. Thủ tục xin visa thương mại điện tử online

Loại visa này chỉ dành cho công dân của 80 quốc gia. Tuy nhiên, trước khi hướng dẫn các bước xin visa thương mại điện tử Việt Nam, Vietnam Booking xin lưu ý một số vấn đề quan trọng về loại visa này như sau:

– Thị thực thương mại điện tử chỉ có hiệu lực trong 30 ngày, một lần nhập cảnh, và không thể gia hạn tại Việt Nam. Nếu người nước ngoài muốn tiếp tục lưu trú tại Việt Nam, người nước ngoài sẽ cần rời khỏi Việt Nam và quay trở lại bằng visa mới. Hình thức này gọi là visa run và hình thức này sẽ gây tốn thời gian, công sức và chi phí.

– Với hình thức visa này, hiện người nước ngoài sẽ không thể chuyển đổi sang thẻ tạm trú.

Do đó, nếu muốn làm việc lâu dài tại Việt Nam, xin giấy phép lao động và làm thẻ tạm trú, thì E-visa thương mại không phải là lựa chọn được khuyến khích. Người nước ngoài có thể tự xin E-visa thương mại hoặc công ty bảo lãnh.

4. Lệ phí xin visa thương mại Việt Nam

Chi phí làm visa mại Việt Nam phụ thuộc vào hình thức xin. Cụ thể như sau:

Phí thương mại visa cấp tại sân bay bao gồm:

– Phí xin công văn bảo lãnh nhập cảnh.

– Phí dán tem:

 +1 tháng 1 lần nhập cảnh: Đóng khoảng 25 USD.

+ 1 tháng nhiều lần nhập cảnh: Đóng khoảng 50 USD.

+ 3 tháng 1 lần nhập cảnh: Đóng khoảng 25 USD.

+ 3 tháng 1 lần nhập cảnh: Đóng khoảng 50 USD.

Phí E-visa thương mại: Đóng khoảng 25 USD.

Phí xin visa của thương mại cấp tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán bao gồm:

– Phí xin công văn bảo lãnh nhập cảnh.

– Phí dán tem: Theo quy định của Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam.

Trên đây là bài viết của LUẬT NGUYÊN PHÁT về vấn đề pháp lý liên quan đến 03 CÁCH XIN VISA THƯƠNG MẠI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan hãy liên hệ ngay với LUẬT NGUYÊN PHÁT QUA HOTLINE: 1900 633 390

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.