I. KHÁI NIỆM TÁCH THỬA ĐẤT
Tách thửa đất hiểu một cách đơn giản là việc chia một thửa đất thành hai hay nhiều mảnh đất có diện tích nhỏ hơn.
Theo quy định của pháp luật, dựa vào quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, ta có thể nhận thức được tách thửa đất là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất từ một thể hợp nhất thành nhiều phần khác nhau.
Biểu hiện của thủ tục tách thửa đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hình thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.
II. ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA ĐẤT
Để một mảnh đất có thể phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều phần khác nhau thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện tách thửa đất theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, để tách thửa đất cần phải đáp ứng một số yêu cầu theo Luật định.
– Mảnh đất muốn tách cần phải được cấp hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó.
– Bên cạnh đó, mảnh đất phải là mảnh đất không có tranh chấp. Điều đó có nghĩa là nếu mảnh đất chưa được xác định về quyền sở hữu thì mảnh đất đó sẽ không được tách theo quy định.
– Mảnh đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án có nghĩa là Tòa án đang không giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đảm bảo việc thi hành án.
– Mảnh đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng.
III. THỦ TỤC TÁCH THỬA ĐẤT HOẶC HỢP THỬA ĐẤT