Hiện nay, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) cấp cho hộ gia đình khá phổ biến. Đây cũng là vấn đề dễ phát sinh ra tranh chấp, đặc biệt liên quan trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất.
Bài viết dưới đây của Luật Nguyên Phát sẽ cung cấp thông tin cho Quý khách hàng những điều cần biết về Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
I. SỔ ĐỎ HỘ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, không phải ai có tên trong hộ khẩu cũng có chung quyền sử dụng đất, mà phải đáp ứng 2 điều kiện:
Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Thứ hai, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Theo đó, sổ đỏ ghi tên hộ gia đình, nếu người có đủ 2 điều kiện nêu ở trên thì có chung quyền sử dụng đất.
II. SỔ ĐỎ CẤP CHO HỘ GIA ĐÌNH GHI TÊN NHƯ NÀO?
Theo Điểm c Khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”
Như vậy, Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên của chủ hộ gia đình hoặc người đại diện khác là thành viên của hộ gia đình nếu chủ hộ không có chung quyền sử dụng đất của hộ.
Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, sổ đỏ cấp cho hộ gia đình được ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”.
Sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng.
Như vậy, tại bìa ngoài của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
III. ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘ GIA ĐÌNH CÓ CHUNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Như vậy, các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
IV. CÓ TÊN TRONG SỔ HỘ KHẨU CÓ ĐƯỢC CHUNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Để là thành viên trong sổ hộ khẩu thì một cá nhân chỉ cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 20 Luật cư trú 2020 như: được chủ hộ đồng ý cho nhập hộ khẩu để ở nhờ, ở thuê,…
Tuy nhiên, theo khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013, để được xác định là thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất thì cần có đủ 02 điều kiện sau:
Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
Thứ hai, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Theo đó, người có tên trong sổ hộ khẩu không đồng nghĩa với việc họ có chung quyền sử dụng đất với hộ gia đình đó nếu thiếu một trong 02 điều kiện nêu trên.
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LUẬT NGUYÊN PHÁT
Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp qua HOTLINE: 1900.633.390