Thừa kế – tranh chấp tài sản: Những trường hợp nổi tiếng và bài học rút ra
Công ty Luật NP – Những trường hợp nổi tiếng về thừa kế – tranh chấp tài sản
Thừa kế là một trong những quan hệ pháp luật thường xuyên xảy ra tranh chấp. Tranh chấp thừa kế thường phức và tạp kéo dài, gây khó trong quá trình giải quyết do liên quan đến nhiều người, nhiều thế hệ, sinh sống nhiều nơi. Do vậy một vụ án tranh chấp thừa kế từ lúc thụ lý đến lúc giải quyết xong thường kéo dài hàng năm thậm chí là nhiều năm. Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 đã dành hẳn một chương để quy định về chế định thừa kế. Tuy nhiên bản chất quan hệ thừa kế trong thực tiễn phức tạp mà pháp luật cũng không thể quy định hết. Chính vì vậy, Tòa án tối cao đã xem xét và quyết định ban hành các Án lệ để làm hành lang pháp lý cho việc xét xử vụ án tranh chấp thừa kế, hỗ trợ các quy định pháp luật về thừa kế.
Để tìm hiểu về những trường hợp thừa kế – tranh chấp tài sản nổi tiếng, mời các bạn độc giải cùng Luật NP tìm hiểu qua 5 án lệ thừa kế kế dưới đây.
Thừa kế – tranh chấp tài sản: Tìm hiểu quy định của pháp luật về án lệ?
Án lệ là gì?
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Giá trị của án lệ
Một án lệ thường có các giá trị sau:
- Thứ nhất: Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc đừng lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
- Thứ hai: Có tính chuẩn mực;
- Thứ ba: Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Áp dụng án lệ trong xét xử:
- Thứ nhất: Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố;
- Thứ hai: Khi xét xử Thẩm phán, hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa Án;
- Thứ ba: Trường hợp tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tính huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự
Thừa kế – tranh chấp tài sản: 5 án lệ giải quyết tranh chấp thừa kế điển hình
Án lệ 05/2016/AL về vụ án tranh chấp di sản thừa kế
Khái quát Án lệ: Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.
Án lệ 06/2016/AL về vụ án tranh chấp thừa kế
Khái quát Án lệ: Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắng mặt.
Án lệ 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
Khái quát án lệ: Nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng mà một người chết trước. Người còn lại và các thừa kế của người chết trước đã thống nhất phân chia nhà, đất. Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào.
Việc phân chia nhà, đất đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Sau khi người còn lại chết mới phát sinh tranh chấp thì di sản thừa kế chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân.
Trường hợp này, phải xác định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất.
Án lệ 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
Khái quát án lệ: Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
Khái quát án lệ: Quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường.
Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.
Thừa kế – tranh chấp tài sản: Những bài học rút ra từ các vụ án nổi tiếng
Để hạn chế tranh chấp cũng như đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế. Trong quá trình giải quyết tranh chấp di sản thừa kế cần chú ý các vấn đề sau:
Thứ nhất: Xác định rõ tài sản của mình gồm những gì, các tài sản có giấy tờ, các tài sản không có giấy tờ, các tài sản riêng, các tài sản chung với người khác trong trường hợp di chúc có ghi nhận tài sản chung thì phải xác định rõ phần quyền của mình trong khối tài sản chung đó.
Thứ hai: Trong khối tài sản đó phải xác định rõ tài sản nào được chia, tài sản nào dùng vào việc thờ cúng, trách nhiệm của người được giao tài sản thờ cúng, có hay không được đứng tên tài sản thờ cúng.
Thứ ba: Phải xác định rõ cho ai cho tài sản nào, trong trường hợp di chúc để lại cho nhiều người thì cần phải xác định phần của mỗi người cụ thể, đối với việc phân chia Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nên dùng bản vẽ xác định mốc giới. Song song với quyền là các nghĩa vụ cụ thể, rõ ràng mà những người được hưởng di sản phải thực hiện (nếu có)
Thứ tư: Tìm hiểu các hình thức di chúc để lựa chọn phù hợp
Thứ năm: Tìm người tin tưởng để quản lý và Công bố di chúc sau khi người để lại Di chúc qua đời.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về vấn đề thừa kế – tranh chấp tài sản: Những trường hợp nổi tiếng và bài học rút ra cùng các thông tin liên quan. Nếu có thắc mắc liên quan vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi qua các kênh sau:
- Đến trực tiếp văn phòng tại địa chỉ: Số 55/23 ngõ 165 Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Liên hệ qua số hotline: 0364 310 003 (Zalo)
LUẬT NP – ĐỒNG HÀNH PHÁP LÝ – VỮNG BƯỚC THÀNH CÔNG