Hiện nay, với trình độ khoa học ngày càng hiện đại, giải pháp mang thai hộ ra đời như một phép màu đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn. Từ đó, một số người tìm đến dịch vụ mang thai hộ. Vậy, mang thai hộ vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật NP để hiểu rõ hơn nhé.
I. Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ là việc một người phụ nữ bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ.
II. Mang thai hộ vì mục đích thương mại có trái luật không?
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay mang thai hộ vì mục đích thương mại đều có điểm chung là sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Hai hành vi này khác nhau ở mục đích thực hiện nên pháp luật cũng có quy định khác nhau. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ điều cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình: “Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính”.
Như vậy, mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật.
III. Chế tài xử phạt đối với hành vi mang thai hộ trái pháp luật
Tại Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Bên cạnh đó, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
IV. Kết luận
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống, pháp luật đã cho phép việc nhờ người mang thai hộ để tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có vấn đề đặc biệt vẫn có thể có con chung.
Tuy nhiên, việc mang thai hộ phải vì mục đích nhân đạo. Cả hai bên tham gia phải đáp ứng được những yêu cầu được quy định trong các văn bản pháp lý đang có hiệu lực pháp luật.
Nếu cố tình thực hiện hành vi mang thai hộ trái luật thì các bên tham gia sẽ phải chịu các chế tài pháp lý. Tùy từng trường hợp mức xử phạt hành chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 10/2015/NĐ-CP;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020;
– Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Mang thai hộ vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không? cùng các thông tin liên quan. Nếu có thắc mắc liên quan bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 0975290453 hoặc 0364310003 để được các chuyên gia pháp lý của Luật NP hỗ trợ giải đáp.