Vợ chỉ ở nhà làm nội trợ thì có được chia tài sản sau khi ly hôn hay không?
Trong cuộc sống hôn nhân, không phải mọi đóng góp đều được đo lường bằng tiền bạc hay sự nghiệp. Rất nhiều người vợ đã chọn con đường làm nội trợ, dành toàn bộ thời gian và tâm huyết để chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, và tạo nên một tổ ấm vững chắc. Tuy nhiên, khi hôn nhân tan vỡ, liệu những đóng góp thầm lặng đó có được công nhận và bảo vệ trước pháp luật? Vấn đề đặt ra là: Vợ chỉ ở nhà làm nội trợ thì có được chia tài sản sau khi ly hôn hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về vấn đề này.
1. Tài sản chung của vợ và chồng bao gồm những tài sản nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung.
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn cũng được xem là tài sản chung, trừ trường hợp được thừa kế hoặc tặng cho riêng.
2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ và chồng khi ly hôn
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi, tuy nhiên có xét đến các yếu tố:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Dựa trên quy định này, người vợ làm nội trợ vẫn được chia tài sản chung khi ly hôn một cách bình thường. Điều b khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ ràng: “Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”.
3. Công sức đóng góp của người vợ nội trợ được công nhận thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” được hiểu là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng. Người vợ ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm cũng được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng.
Như vậy, dù chỉ thực hiện công việc nội trợ, trông con, chăm sóc gia đình mà không có thu nhập hàng tháng, người vợ vẫn được coi là có thu nhập tương đương với chồng trong thời kỳ hôn nhân và sẽ được chia tài sản chung hình thành trong giai đoạn này nếu làm thủ tục ly hôn.
4. Liên hệ dịch vụ tư vấn ly hôn của Luật Nguyên Phát
Với kinh nghiệm và sự tận tâm, Luật Nguyên Phát cam kết hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hôn nhân gia đình. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Tham khảo thêm: LUẬT SƯ LY HÔN TRỌN GÓI TẠI HÀ NỘI
Luật Nguyên Phát – Đối tác pháp lý đáng tin cậy của bạn!