Viết về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là hành vi tổ chức cho người khác đánh bạc hoặc cho thuê, mượn địa điểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình (có thể là nhà ở, phòng làm việc, cơ sở kinh doanh, tàu, thuyền, xe ô tô…) để người khác sử dụng làm nơi đánh bạc trái phép, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm trật tự công cộng. Trong đó:
Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham gia đánh bạc. Gá bạc là hành vi cho thuê, mượn địa điểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình (có thể là nhà ở, phòng làm việc, cơ sở kinh doanh, tàu, thuyền, xe ô tô…) để người khác sử dụng làm nơi đánh bạc trái. Bản chất của gá bạc là sự trục lợi qua con bạc (lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của các con bạc với giá rẻ, làm các dịch vụ ăn uống, giải trí khác…). Không ít trường hợp người tổ chức đánh bạc, người gá bạc, người đánh bạc là một người[12].
Theo quy định tại khoản 1 Điều 322 BLHS, thì có năm trường hợp bị coi là phạm tội chức đánh bạc hoặc gá bạc sau dây:
– Trường hợp thứ nhất, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên.
– Trường hợp thứ hai, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
– Trường hợp thứ ba, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
– Trường hợp thứ tư, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
– Trường hợp thứ năm, phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc do đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khi xét xử một người về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong các trường hợp nêu trên cần chú ý:
Thứ nhất, trường hợp thứ nhất và thứ hai là trường hợp một lần tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cho 10 người trở lên cùng đánh bạc với nhau mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho hai nhóm (02 chiếu) đánh bạc với nhau và mỗi nhóm có thể gồm trên hoặc dưới 10 người mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
Thứ hai, trường hợp thứ ba là trường hợp một lần tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cho dưới 10 người đánh bạc với nhau hoặc chỉ một chiếu cho dưới 10 người đánh bạc với nhau nhưng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 20.000.000 đồng trở lên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 322 BLHS, thì phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; Tái phạm nguy hiểm. Trong đó, các tình tiết (Có tính chất chuyên nghiệp; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; Tái phạm nguy hiểm) đã được chúng tôi phân tích ở Tội đánh bạc (nêu trên). Còn phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên là trường hợp người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thu lợi qua con bạc (như lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của các con bạc với giá rẻ, làm các dịch vụ ăn uống, giải trí khác…) từ 50.000.000 đồng trở lên.
Khoản 3 quy định hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội là có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hiện nay do phương tiện thuyền thông giúp xã hội phát triển việc Phạm tội tổ chức đánh bạc có sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội đang diễn ra rất phổ biến. Khi áp dụng có tình tiết định khung này theo khoản 2 điều 322 thì các đối tượng đánh bạc sẽ bị rất dễ bị chuyển khung hình phạt từ khoản 1 sang khoản 2 điều 322 khi phạm tội. Nên các đối tượng phạm tội tổ chức đánh bạc cần chú ý để khai báo hoặc tránh cho mình bị bất lợi khi thực hành vi tổ chức đánh bạc trên thực tế.
Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng.