TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Ly hôn giữa hai người có quốc tịch nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, hay ly hôn giữa một người là người có quốc tịch nước ngoài với một người có quốc tịch Việt Nam thì trình tự và thủ tục như thế nào? Qua bài viết này, KAV Lawyers sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Trước hết, cần định nghĩa thế nào là ly hôn? Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam.
Trình tự và thủ tục thực hiện ly hôn.
Bước 1: Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
Đối với thuận tình ly hôn:
+ Đơn yêu cầu Tòa án nhân dân công nhận thuận tình ly hôn;
+ Bản sao giấy đăng ký kết hôn;
+ Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu;
+ Bản sao chứng thực CMND/CCCD/HC của vợ và chồng;
+ Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con;
+ Bản sao thẻ thường trú hay thẻ tạm trú của người nước ngoài;
+ Tài liệu, chứng cứ khác kèm theo.
Đối với ly hôn đơn phương:
+ Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương;
+ Bản sao giấy đăng ký kết hôn;
+ Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu;
+ Bản sao chứng thực CMND/CCCD/HC của vợ và chồng;
+ Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con;
+ Bản sao thẻ thường trú hay thẻ tạm trú của người nước ngoài;
+ Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản yêu cầu phân chia như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Lưu ý: các giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự; dịch sang tiếng Việt và công chứng / chứng thực bản dịch.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.
Bước 2: Nộp tạm ứng án phí
Sau khi Tòa án có thẩm quyền chấp nhận hồ sơ hợp lệ thì người khởi kiện bắt đầu nộp tạm ứng án phí. Căn cứ danh mục án phí, lệ phí tòa án, ban hành kèm theo Nghị Quyết 326/2016/UBNDTVQH14 quy định về mức tạm ứng án phí cho vụ án ly hôn như sau:
Ly hôn không có giá ngạch | 300.000 đồng |
Ly hôn có giá ngạch | |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 3:Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết việc ly hôn (trường hợp thuận tình ly hôn) hoặc vụ án ly hôn (trường hợp có tranh chấp) theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn: thời gian xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa thụ lý đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 366 BLTTDS 2015). Sau đó, sẽ tiến hành mở phiên họp xét đơn yêu cầu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp (khoản 4 Điều 366 BLTTDS 2015)..
Đối với vụ án ly hôn: thời gian chuẩn bị xét xử là từ 04-06 tháng (điểm a khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015). Trong thời hạn từ 01-02 tháng Tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử (khoản 4 Điều 203 BLTTDS 2015).
Trên đây là những thông tin về trình tự và thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, Luật Nguyên Phát gửi đến quý khách, nếu có thêm thắc mắc hoặc mong muốn tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Nguyên Phát qua các địa chỉ sau:
Số điện thoại: (+84) 1900 633 390
Luật Nguyên Phát – Uy tín hân hạnh được phục vụ quý khách !