Dịch vụ khác, Tin tức

Tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?

Tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Hiện nay, tội “Gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó, tại khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có nêu như sau:

Tội gây rối trật tự công cộng

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm”.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Cụ thể, áp dụng đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng trong các trường hợp sau:

– Có tổ chức;

– Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

– Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

– Xúi giục người khác gây rối;

– Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

– Tái phạm nguy hiểm.

Tuy nhiên đối với trường hợp người phạm tội gây rối trật tự cộng bị phạt tù không quá 03 năm thì có thể được hưởng án treo theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) nếu đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng án treo như:

– Chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân;

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP;

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Gây rối trật tự công cộng rồi đăng lên Facebook có vi phạm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Bộ Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định như sau:

Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân

  1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
  2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
  3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
  5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
  6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
  7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
  8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh”.

Theo như quy định trên, gây rối trật tự công cộng rồi đăng lên Facebook là hành vi đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật như vậy đã vi phạm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Trường hợp nào người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

– Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

– Khi có quyết định đại xá.

Ngoài 02 trường hợp được miễn nêu trên. người phạm tội còn có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.