Luật sư và tư vấn viên, Dịch vụ khác, Hôn nhân và Gia đình

Thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự


Chào Luật sư! Tôi là N hiện đang có đăng ký kết hôn với chồng là anh T.  Hai năm trước chồng tôi đi làm bị tai nạn lao động nên hiện tại chồng tôi bị mất năng lực hành vi dân sự. Hiện nay tôi không còn tình cảm với chồng và muốn ly hôn. Vậy tôi phải làm như thế nào để có thể ly hôn với chồng đang bị mất năng lực hành vi dân sự? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi về vấn đề thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.

Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự?

Để ly hôn được với chồng bạn trước tiên bạn cần hiểu rõ: Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự?

Theo quy định Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì Người mất năng lực hành vi dân sự là: Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Bên cạnh đó thì các giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Vậy nếu chồng bạn hiện đang được xác định là mất năng lực hành vi dân sự thì phải đáp ứng các nội dung trên đặc biệt là phải có quyết định của Tòa án tuyên bố chồng bạn mất năng lực hành vi dân sự.

Thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Ai có quyền yêu cầu ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự?

Quy định về người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Đối với ly hôn hai bên vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho mình. Vậy trường hợp ly hôn người mất năng lực hành vi dân sự thì sao? Trường hợp này Ai có quyền yêu cầu ly hôn.

Khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

  • Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự. Người được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
  • Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong BLDS, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết ly hôn.

Do đó, khi ly hôn nếu đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nếu không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật thì tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại tòa án. Do đó, người thay mặt người bị mất năng lực hành vi dân sự tham gia giải quyết việc ly hôn trong trường hợp này do Tòa án quyết định.

Ai có quyền yêu cầu ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.

Thông thường, vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng khi ly hôn, vợ hoặc chồng không thể đại diện cho bên còn lại khi người kia bị mất năng lực hành vi dân sự, bởi sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Khi có đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ chỉ định người đại diện.

Như vậy, khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự, người còn lại vẫn có thể yêu cầu Tòa án cho ly hôn. Tuy nhiên trong trường hợp chưa có quyết định tuyên bố mất năng lực hành sự của Tòa án, thì trước tiên nguyên đơn phải làm thủ tục đề nghị Tòa án tuyên bị đơn là người mất năng lực hành vi dân sự. Sau đó mới làm đơn xin ly hôn gửi lên tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

Như vậy, đối với người mất năng lực hành di dân sự thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn của một bên vợ, chồng.

Vậy trong trường hợp của chị N thì ta thấy nếu Tòa án đã làm xong thủ tục tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự cho anh T thì có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn với anh T.

Hồ sơ ly hôn người mất năng lực hành vi dân sự gồm những gì?

Hồ sơ ly hôn cần những gì?

Theo quy định trên, chị N có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố anh T bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Sau khi có quyết định tuyên bố anh T mất năng lực hành vi dân sự thì chị N chuẩn bị hồ sơ ly hôn người mất năng lực hành vi dân sự gồm những tài liệu như sau:

  • Đơn xin ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự. Bạn có thể đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để tiến hành mua mẫu đơn ly hôn hoặc mua đơn ly hôn tại Văn phòng luật.
  • Giấy đăng kí kết hôn bản gốc. Trường hợp bị mất bản gốc bạn có thể quay về UBND xã/ phường nơi ngày trước có đăng ký kết hôn để tiến hành xin trích lục đăng ký kết hôn để thay thế.
  •  Bản sao giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân gắn chíp (có chứng thực).
  • Giấy xác nhận cư trú của hai vợ chồng.
  • Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
  • Giấy khai sinh của các con hoặc các loại giấy tờ liên quan đến tài sản mà cần phân chia.

Nội dung đơn ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Nội dung đơn ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự phải có các nội dung chính sau đây:

  •  Ngày, tháng, năm làm đơn;
  •  Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) Nguyên đơn và bị đơn theo yêu cầu của Tòa án;

Tiếp đến, người làm đơn cần trình bày những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó:

  • Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
  • Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
  • Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn;
  • Về nội dung ly hôn cần ghi rõ lý do ly hôn là phát sinh mâu thuẫn. Hay là do bất đồng quan điểm sống giữa hai vợ chồng…
  • Về vấn đề con chung cần ghi rõ: Trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng có bao nhiêu con chung. Ghi rõ tên và ngày tháng năm sinh của các con chung. Sau khi ly hôn ai sẽ là người nuôi con. Người còn lại có yêu cầu cấp dưỡng hay không?
  • Về vấn đề tài sản chung, nhà ở và đất ở chung thì phải nêu rõ có tài sản chung hay không? Có yêu cầu tòa án giải quyết về nội dung này không? Nếu có thì phải nêu rõ nội dung yêu cầu. Cung cấp các thông tin về tài sản yêu cầu giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Theo quy định tại điểm A, khoản 1, Điều 35 Bộ Luật Tố Tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hôn nhân gia đình là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (anh T) cư trú là nơi có thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp đơn phương ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Chi phí ly hôn mất bao nhiêu tiền?

Khi thực hiện thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự bạn có thể phải mất những khoản chi phí sau:

  • Phí công chứng hồ sơ, giấy tờ, công chứng ủy quyền: Theo quy định của Văn phòng công chứng.
  • Phí mua đơn ly hôn, soạn đơn ly hôn: Từ 100.000 đồng.
  • Án phí, lệ phí ly hôn: 300.000 nếu không có tranh chấp tài sản. Nếu có tranh chấp tài sản thì án phí sẽ được tính theo giá ngạch.
  • Chi phí thẩm định, định giá tài sản (nếu có): Tùy thuộc vào giá trị tài sản.
  • Phí thuê Luật sư ly hôn: Tùy thuộc vào từng vụ việc.

Chi phí giải quyết ly hôn có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vụ việc khác nhau. Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc không quen thực hiện thủ tục thì cũng có thể liên hệ Luật sư ly hôn theo số 0983.499.828 để được tư vấn và báo phí dịch vụ ly hôn trọn gói.

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.

Thủ tục ly hôn đơn phương với người bị mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy trình, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự với các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

Chị N phải làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng chị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 319 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án có thẩm quyền.

khi có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì chị gửi đơn yêu cầu ly hôn. Hồ sơ ly hôn nộp cho tòa án bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn.
  • Giấy đăng kí kết hôn.
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân (có chứng thực).
  • Các tài liệu chứng minh địa chỉ cư trú của các bên.
  • Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Sau khi thụ lí đơn, tòa án sẽ tiến hành mở phiên họp xem xét có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của chị N. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Bước 3: Toà án chỉ định người giám hộ cho vợ/chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định, khi vợ/chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại sẽ là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng khi ly hôn, trong trường hợp này, vợ/chồng không thể đại diện cho bên còn lại, bởi có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Do đó, Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho vợ/chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Bước 4: Nộp tạm ứng án phí ly hôn tại cơ quan thi hành án.

Người yêu cầu ly hôn tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Sau đó, nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án. Cụ thể, mức án phí được quy định như sau:

  • Nếu ly hôn không có giá ngạch tức là ly hôn mà hai vợ, chồng đã thỏa thuận được về việc phân chia tài sản và không yêu cầu Tòa án phân chia hoặc yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc khi hai vợ, chồng không có tài sản chung để phân chia (không có giá ngạch): 300.000 đồng.
  • Nếu ly hôn có giá ngạch tức là trong vụ việc ly hôn, vợ, chồng yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung, nợ chung… thì mức tạm ứng án phí, lệ phí được tính theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về miễn, giảm, thu, nộp án phí.

Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn.

Sau khi thực hiện các thủ tục xác minh cần thiết, Tòa án mở phiên Tòa xét xử vụ án ly hôn. Trường hợp Tòa án không chấp thuận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày. Viện kiểm sát được quyền kháng nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên xử thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Trong thời hạn nêu trên nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị thì vụ án ly hôn đơn phương sẽ được tòa án cấp trên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự của Luật Nguyên Phát

Luật Nguyên Phát là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Luật Nguyên Phát đang cung cấp dịch vụ luật sư ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự cho các trường hợp:

  • Hỗ trợ giải quyết Ly hôn nhanh với người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Soạn thảo, cung cấp mẫu đơn ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Tư vấn, xác định trường hợp có thể thực hiện thủ tục ly hôn với người không còn khả năng nhận thức;
  • Tư vấn, xác định trường hợp có thể thực hiện thủ tục ly hôn với người hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Tư vấn, xác định trường hợp có thể thực hiện thủ tục ly hôn với người bị tâm thần
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ trong các trường hợp ly hôn người mất năng lực hành vi dân sự. Ly hôn một bên không hợp tác…. mà khách hàng không thể tự mình thu thập;
  • Tư vấn, hỗ trợ phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn người mất năng lực hành vi dân sự;

Trường hợp cần hỗ trợ Thủ tục ly hôn khi bị đơn là người mất năng lực hành vi dân sự. Bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư ly hôn theo số 1900.633.390 để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ Luật sư ly hôn – Luật Nguyên Phát

Luật Nguyên Phát là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nêu bạn còn thắc mắc về nội dung: Thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

THÔNG TIN LIÊN HỆ
👉 Địa chỉ trụ sở: Tầng 4 Tòa nhà Tasco Building, Số 21A ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
👉 Chi nhánh HCM: Số 68/1 ngõ 496 Dương Quảng Hàm, phường 6, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
👉 Email: luatnguyenphat107@gmail.com
👉 Điện thoại: 1900 633 390
👉 Giờ làm việc: Thứ 2 đến thứ 7 – 8:00 sáng đến 5:30 chiều
👉 Website: luatnguyenphat.vn

Trân trọng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.