Đất đai, Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên, Tin tức

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế mới nhất

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế mới nhất


Tranh chấp đất đai thừa kế là loại tranh chấp khá phổ biến hiện nay. Vậy thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế được thực hiện thế nào? Chi phí giải quyết có tốn kém không? Con nuôi, con ngoài giá thú có được quyền thừa kế không?… Các vấn đề trên sẽ được Luật Nguyên Phát tiếp nhận tư vấn qua số 1900.633.390. Hoặc bạn đọc có thể tham khảo nội dung bải viết về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai thừa kế như sau.

Những ai có quyền tranh chấp thừa kế đất đai?

Quyền khởi kiện, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc được quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Áp dụng quy định nêu trên vào trường hợp thừa kế đất đai thì chỉ có những những người được hưởng quyền thừa kế và có căn cứ cho rằng quyền lợi về thừa kế của mình bị xâm hại thì mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nói cách khác, chỉ khi đáp ứng đủ điều kiện trên thì một người mới có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Ví dụ:

Ông A mất đi có để lại khối tài sản là 400m2 đất cùng 01 căn nhà cấp 4 xây trên diện tích 100m2. Ông A mất đi không để lại di chúc gì nên các con đã tự phân chia đất và tự sử dụng. Trong đó có 01 người con trai út (anh N) đi làm ăn xa và không thể về phân chia nhưng lại không được các anh chị để phần. Thấy sự việc này không đúng với đạo lý và truyền thống của dòng họ, ông H trưởng họ muốn khởi kiện đòi lại phần đất thừa kế cho người con út.

Trong trường hợp trên rõ ràng có thể thấy anh N cũng là một người được hưởng di sản thửa kế. Tuy nhiên lại không có phần do những người khác tự phân chia sử dụng. Quyền lợi của anh N bị ảnh hưởng bởi hành vi tự ý chia và sử dụng đất của các đồng thừa kế khác. Nên anh N có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Còn đối với ông H, ông là trưởng họ nhưng thực tế quyền lợi của ông không bị ảnh hưởng. Bởi hành vi phân chia thừa kế này nên ông chỉ có thể tham gia khởi kiện nếu được anh N ủy quyền theo đúng quy định pháp luật.

Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai:1900.633.390

Những người có quyền thừa kế đất đai:

Để có thể tranh chấp đất đai thừa kế thì các bạn cần phải thuộc đối tượng được hưởng di sản. Các đối tượng này được xác định dựa trên hai trường hợp gồm:

Thừa kế đất đai theo di chúc:

Pháp luật hiện nay cho phép cá nhân để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình. Nếu di chúc được lập hợp pháp; có giá trị pháp luật thì tất cả nội dung di chúc sẽ được công nhận. Theo đó, người có quyền thừa kế đất đai tùy thuộc theo nội dung di chúc của người để lại di sản lập (người lập di chúc hợp pháp để lại tài sản cho ai thì người đó sẽ được thừa kế đất đai).

Thừa kế đất đai theo pháp luật:

Trong trường hợp người để lại di sản mất đi mà không để lại di chúc hoặc di chúc không có giá trị thì tài sản sẽ được phân chia theo quy định pháp luật thừa kế. Những người được hưởng di sản và cũng là người có quyền tranh chấp đất đai thừa kế sẽ gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế trên sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Và chỉ khi người ở hàng thừa kế trước không còn, không có quyền nhận di sản, từ chối nhận thì hàng thừa kế tiếp mới được hưởng.

Trên đây là một số trường hợp cơ bản. Để xác định người có quyền hưởng thừa kế, người có quyền tranh chấp đất đai thừa kế. Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt như thừa kế thế vị, thừa kế không phụ thuộc và nội dung di chúc…. Nếu gặp phải những trường hợp tương tự như trên và cần Luật sư hỗ trợ, các bạn liên hệ trực tiếp theo số 1900.633.390 (có zalo).

Con nuôi có được tranh chấp đất đai thừa kế không?

Theo quy định về hàng thừa kế tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, con nuôi thuộc một trong các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, người con nuôi sẽ được hưởng di sản thừa kế và được quyền tranh chấp thừa kế. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để xác định quan hệ con nuôi, cha mẹ nuôi?

Thực tế, các bên có thể tồn tại quan hệ nuôi dưỡng; chăm sóc nhưng pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ con nuôi, cha mẹ nuôi khi đáp ứng một trong hai điều kiện:

Phải đăng ký việc nhận nuôi theo quy định pháp luật tại thời điểm nhận nuôi.

Nếu chỉ phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký trước ngày 01/01/2016.

Như vậy, con nuôi cũng có thể được nhận di sản thừa kế; có quyền tranh chấp đất đai thừa kế nếu đáp ứng được các quy định về nhận nuôi.

Con ngoài giá thú có được hưởng đất đai thừa kế không?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi là Trần Văn K hiện đang sinh sống tại Đan Phượng, Hà Nội. Tôi có vấn đề này muốn hỏi Luật sư mong được giải đáp. Bố đẻ tôi là ông Trần Văn H không kết hôn với mẹ tôi nhưng lại sinh ra tôi vào năm 1980 (vì khi đó bố tôi đã có gia đình). Trước khi bố tôi mất có nói muốn để lại một thửa đất tại huyện Đan Phượng coi như bù đắp cho tôi nhưng không để lại di chúc gì. Đến nay, bố tôi mất đi các anh chị bên nội không đồng ý chia tài sản cho tôi. Vậy tôi có thể khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế mà bố để lại không?

Cảm ơn Luật sư quyết tranh chấp đất đai thừa kế đã tư vấn.

Trả lời:

Chào anh K, đối với trường hợp của anh chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, anh được xác định là hàng thừa kế thứ nhất. Bởi pháp luật hiện nay chỉ quy định chung con đẻ sẽ được hưởng thừa kế mà không có sự phân biệt giữa con trong giá thú hay ngoài giá thú. Vì vậy, để có thể tranh chấp đất đai thừa kế mà ông H để lại anh cần phải chứng minh được quan hệ giữa hai bên. Tiếp đó, tiến hành khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà bố anh để lại.

Đơn tranh chấp đất đai thừa kế.

Thông thường, nếu các bên nhận di sản đã tự thống nhất được về vấn đề phân chia. Hoặc mọi người đều đồng ý theo di chúc thì có thể tự thực hiện thủ tục phân chia di sản. Nếu ít nhất một người thừa kế không đồng ý thì vụ việc sẽ tồn tại tranh chấp và để giải quyết dứt điểm sẽ phải thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án. Để bắt đầu thủ tục này, người có yêu cầu cần chuẩn bị các tài liệu liên quan đến tranh chấp và một đơn tranh chấp thừa kế đất đai gửi đến tòa án có thẩm quyền.

Đơn tranh chấp thừa kế đất đai ở đây không được quy định mẫu riêng mà được sử dụng chung với mẫu đơn khởi kiện. Mẫu đơn số 23-DS Đơn khởi kiện do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Liên hệ tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế: 1900.633.390

Một số lưu ý khi làm đơn tranh chấp đất đai thừa kế.

Điền đầy đủ các thông tin về nhân thân của hai bên, tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế;

Nội dung đơn cần rõ ràng, đầy đủ:

Trong đơn cần nêu được một số ý chính như tai sản đang tranh chấp gồm những gì? Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chấp (các bên không thống nhất được việc phân chia, không hợp tác làm thủ tục phân chia; Di chúc được lập có dấu hiệu giả mạo, không đúng;…); yêu cầu của người làm đơn đối với Tòa án?

Các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế:

Thông thường, hồ sơ sẽ gồm: Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, giấy tờ nhân thân của bên bị kiện (nếu có); giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ về tài sản là đất đai thừa kế, giấy tờ chứng minh quyền thừa kế…. Đây là cơ sở ban đầu để Tòa án xác định có tồn tại tranh chấp; người khởi kiện có quyền khởi kiện và có quyền lợi đang bị ảnh hưởng. Từ đó xác định nội dung tranh chấp; thẩm quyền giải quyết để đưa ra những thông báo, quyết định phù hợp.

Mọi vướng mắc về việc soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, thừa kế, Luật sư nhận ủy quyền tham gia bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp được tiếp nhận qua số 1900.633.390

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế Tòa án cần thực hiện nhiều thủ tục tố tụng khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi của mình các bên cần tham gia đầy đủ. Đặc biệt, với tư cách là người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế cần thực hiện, tham gia một số hoạt động cơ bản như sau:

Bước 1. Chuẩn bị và gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế trong trường hợp này sẽ bao gồm đơn và các tài liệu chứng minh khác như chúng tôi đã liệt kê trong phần trên.

Đối với việc nộp hồ sơ bạn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án. Trong trường hợp nếu bạn không sắp xếp được thì có thể nộp thông qua đường bưu chính. Ngoài ra bạn có thể nộp thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tuy nhiên hiện nay phương thức này vẫn còn nhiều hạn chế.

Sau tiếp nhận hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn. Trong trường hợp hồ sơ đúng; đầy đủ thì trong thời hạn 08 ngày làm việc Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Thông báo này là bước đầu trong quá trình vụ việc của bạn được thụ lý giải quyết. Còn đối với trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc không đúng theo quy định thì Tòa án sẽ ra thông báo sửa đổi bổ sung hoặc trả lại hồ sơ.

Bước 2. Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.

Sau khi nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí, lệ phí. Bạn tiến hành thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Sau khi nhận được biên lai thể hiện đã nộp án phí; Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Khi đó, vụ việc tranh chấp được Tòa án bắt đầu giải quyết. Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế cụ thể sẽ được chúng tôi làm rõ trong phần sau của bài viết.

Bước 3. Tham gia các thủ tục trong giải đoạn chuẩn bị xét xử và phiên tòa xét xử.

Trong quá trình giải quyết vụ án có rất nhiều thủ tục cần thực hiện như: Thẩm định, định giá, hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ… Các bạn cần tham gia để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.

Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế.

Chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế tùy từng trường hợp sẽ có sự khác nhau. Chúng tôi sẽ đưa ra những khoản phí thường gặp trong loại vụ việc này như sau:

Án phí:

Chi phí này sẽ được chia thành án phí sơ thẩm (trong đó gốm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch; án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch) và án phí phúc thẩm

Án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch:

Được áp dụng cho tranh chấp mà Tòa án không xem xét giá trị; chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu mức án phí là 300,000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch:

Được áp dụng cho tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu mức án phí tranh dân sự chấp đất đai sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Án phí phúc thẩm: Tranh chấp đất có sổ đỏ giải quyết tại Tòa án cấp phúc thẩm thì mức án phí được quy định là 300,000 đồng.

Phí thẩm định, định giá tài sản:

Trong các tranh chấp đất đai thừa kế việc thẩm định; định giá tài sản giúp xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào tính chất, khối lượng cần thực hiện, thời gian … thực hiện thẩm định; định giá mà chi phí này sẽ được tính riêng cho từng trường hợp và có sự khác biệt.

Phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế:

Đây không phải là khoản phí bắt buộc. Nhưng đối với loại tranh chấp phức tạp như tranh chấp đất đai thừa kế; sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn; kinh nghiệm là cần thiết để các bạn bảo đảm cho lợi ích của mình.

Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai sẽ tư vấn cho các bạn phương án phù hợp. Sau đó sẽ tiến hành soạn thảo các văn bản khởi kiện; đề nghị gửi đến Tòa án các giai đoạn giải quyết; tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị,…nhận ủy quyền làm việc trực tiếp tại Tòa án, tham gia đàm phán; thương lượng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng theo quy định pháp luật.

Căn cứ tính chi phí Luật sư:

Tùy thuộc quy định riêng của từng văn phòng thì phí dịch vụ Luật sư đất đai sẽ khác nhau. Tuy nhiên đều được tính chung trên một số cơ sở như:

  • Giá trị tài sản tranh chấp;
  • Tính chất phức tạp của vụ việc;
  • Yêu cầu của khách hàng: Yêu cầu Luât sư tư vấn, soạn bản, … tham gia trực tiếp giải quyết vụ việc;
  • Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của Luật sư;…

Về cơ bản mức phí dịch vụ sẽ dựa trên nội dung thỏa thuận giữa các bên. Tùy vào từng nội dung vụ việc và văn phòng luật sư; phí dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai sẽ khác nhau.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm; chuyên viên pháp lý tận tâm và hệ thống chi nhánh tại ba miền. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết một cách tối đa; nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ kiện tụng tranh chấp đất đai; tranh chấp đất đai thừa kế.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư đất đai theo các phương thức sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… theo các phương thức sau:

THÔNG TIN LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Địa chỉ trụ sở: Tầng 4 Tòa nhà Tasco Building, Số 21A ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Số 68/1 ngõ 496 Dương Quảng Hàm, phường 6, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Email: luatnguyenphat107@gmail.com

Điện thoại: 1900 633 390

Giờ làm việc: Thứ 2 đến thứ 7 – 8:00 sáng đến 5:30 chiều

Website: luatnguyenphat.vn

 

5/5 - (9 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.