Dịch vụ khác, Đất đai, Luật sư và tư vấn viên

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ/PHƯỜNG

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ/PHƯỜNG

Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã được quy định như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai

Trường hợp các bên tranh chấp không thể tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở thì một trong các bên có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. 

Hồ sơ yêu cầu giải quyết đất đai gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Giấy tờ nhân thân của người có yêu cầu
  • Bản sao Giấy chứng nhận sử dụng đất
  • Các tài liệu, chứng cứ có liên quan tới tranh chấp, như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Văn bản phân chia di sản, Di chúc,…

Người yêu cầu có thể nộp đơn trực tiếp tại UBND cấp xã hoặc gửi qua đường bưu điện.

Nếu hồ sơ đã nộp chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ thì trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 2: Ủy ban nhân dân xác minh tranh chấp

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm xác minh, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tranh chấp. Đồng thời tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan do các bên cung cấp.

Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành hòa giải

Buổi hòa giải chỉ được thực hiện khi có mặt đầy đủ các bên tranh chấp. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt tại buổi hòa giải thì sẽ được xem là hòa giải không thành.

Bước 4: Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

Kết quả của việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phải được lập thành biên bản. 

Bước 5: Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã 

Trường hợp hòa giải thành 

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu một trong các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản, thể hiện nội dung khác với nội dung mà các bên đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch UBND cấp xã phải tiến hành tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để giải quyết ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Sau khi hòa giải thành, nếu có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới hoặc người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi Biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp khác).

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp để quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới.

Trường hợp hòa giải không thành 

Trường hợp hòa giải tranh chấp không thành hoặc đã hòa giải thành nhưng một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết tranh chấp

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là không quá 45 ngày; đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian giải quyết được kéo dài thêm 15 ngày.

Trên đây là thông tin về THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ/PHƯỜNG. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với LUẬT NGUYÊN PHÁT thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.