Dịch vụ khác, Đất đai, Hôn nhân và Gia đình, Tin tức pháp luật

Theo luật, người vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình?

Theo luật, người vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình?

Chung thuỷ là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Vậy vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình? Giải quyết nhân tình của chồng thế nào cho đúng luật?

1. Thứ nhất: Tuyệt đối không nên đánh ghen 1 cách mù quáng

1.1 Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm chồng và tình nhân

Chồng ngoại tình là một trong những nỗi đau lớn của người phụ nữ, có nhiều người không thể chấp nhận được chuyện đó, thậm chí có người còn giải quyết việc này một cách rất cảm tính, thiếu tỉnh táo như:

– Chửi rủa chồng và nhân tình một cách thậm tệ, thậm chí còn lôi kéo người khác để bênh vực và hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chồng, nhân tình.

– Bóc phốt, kể tội… chồng và nhân tình cũng như chia sẻ hình ảnh chồng ngoại tình lên mạng xã hội hoặc lan truyền trong gia đình, người thân.

vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình

Vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình để không vi phạm pháp luật? (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, những việc làm này có thể giúp người vợ hả giận trong lúc đó nhưng người vợ có thể đối mặt với việc vi phạm pháp luật bởi danh dự, nhân phẩm của người khác được pháp luật bảo vệ. Do đó, nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, người vợ có thể bị:

STT

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

1

Xử phạt hành chính

1.1 02 – 03 triệu đồng Xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác  điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
1.2 05- 10 triệu đồng Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của chồng khoản 1 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
1.3 10 – 20 triệu đồng Sử dụng mạng xã hội, phương tiện thông tin để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của chồng điểm b khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

2

Chịu trách nhiệm hình sự

2.1 Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác. Điều 155 Bộ luật Hình sự hiện hành về Tội làm nhục người khác
2.2 Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm – Phạm tội 02 lần trở lên.

– Phạm tội ới 02 người trở lên.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

– Phạm tội với người đang thi hành công vụ.

– Phạm tội với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

– Sử dụng máy tính/mạng viễn thông… để phạm tội…

2.3 Phạt tù từ 02 – 05 năm – Làm nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi với tỷ lệ tổn thương cơ sở từ 61% trở lên.

– Phạm tội khiến nạn nhân tự sát.

1.2 Không đánh đập, gây thương tích cho chồng và nhân tình

Không chỉ xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, không thiếu người vợ “giận quá mất khôn” mà đi đánh ghen nhân tình của chồng bằng vũ lực, thậm chí còn thuê người đánh, gây thương tích cho chồng, nhân tình.

Bởi vậy, người vợ tuyệt đối không đánh đập, gây thương tích cho cả chồng và nhân tình của chồng khi bị đặt ra câu hỏi vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình. Bởi nếu làm những việc đó, người vợ đã tự biến mình từ nạn nhân thành người vi phạm pháp luật bởi có thể sẽ bị xử phạt vì các hành vi sau đây:

STT

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

1

Xử phạt hành chính

(Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

1.1

Từ 300.000 – 500.000 đồng Vô ý gây thương tích/tổn hại sức khoẻ cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự điểm d khoản 1 Điều 7

1.2

Từ 02 – 03 triệu đồng Đi đánh ghen/thuê người khác đánh ghen mà xâm hại đến sức khỏe của đối phương điểm b khoản 3 Điều 7

1.3

Từ 05 – 08 triệu đồng Cố ý gây thương tích/tổn hại sức khoẻ cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự điểm a khoản 5 Điều 7

1.4

Từ 05 – 10 triệu đồng Đánh đập gây thương tích cho vợ/chồng ngoại tình khoản 1 Điều 52

1.5

Từ 10 – 20 triệu đồng Sử dụng vật dụng, công cụ khác để gây thương tích điểm a khoản 2 Điều 52

2

Chịu trách nhiệm hình sự

2.1

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp:

– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

– Dùng a-xít nguy hiểm/hóa chất nguy hiểm;

– Với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau/người khác không có khả năng tự vệ;

– Với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng/đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Thuê gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

– Có tính chất côn đồ;

– Với người đang thi hành công vụ/vì lý do công vụ của nạn nhân.

Điều 134 Bộ luật Hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

2.2

Từ 02 – 06 năm – Gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%;

– Gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% – 30%;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp bị phạt ở trên.

2.3

Từ 05 – 10 năm –  Gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% – 60%…

2.4

Từ 07 – 14 năm – Làm chết người;

– Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên…

2.5

Từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân Làm chết 02 người trở lên…

2.6

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm/phạt tù từ 03 tháng – 02 năm Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

2. Thứ hai: Tố cáo chồng và “bồ” vì hành vi ngoại tình

Pháp luật quy định, người đã có vợ hoặc người đã có chồng hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị phạt hành chính hoặc nặng hơn, bị xử lý hình sự.

Do đó, một trong những việc vợ nên làm khi tự đặt ra câu hỏi vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình là người vợ có quyền khởi kiện hoặc tố cáo chồng và nhân tình để cả hai cùng bị xử phạt như sau:

2.1 Xử phạt hành chính

Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người sống chung với người khác như vợ chồng khi đã có vợ sẽ bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng.

2.2 Chịu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm. Tuy nhiên, chỉ áp dụng quy định này khi việc ngoại tình làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát…

Lưu ý: Người vợ chỉ có thể khởi kiện hoặc tố cáo khi có bằng chứng cho thấy chồng và nhân tình “chung sống như vợ chồng”.

Người vợ có quyền khởi kiện chồng và
Người vợ có quyền khởi kiện chồng và “bồ” của chồng vì hành vi ngoại tình (Ảnh minh họa)

3. Thứ ba: Thu thập bằng chứng chồng ngoại tình để ly hôn được lợi nhiều nhất

Trong trường hợp có chồng ngoại tình và người vợ cảm thấy không thể tiếp tục duy trì hôn nhân thì có thể thỏa thuận với chồng về việc ly hôn hoặc đơn phương ly hôn.

3.1 Chia tài sản khi ly hôn

Theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đinh 2014, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố khác, trong đó có lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Như vậy, có thể hiểu, người ngoại tình thường bất lợi hơn khi chia tài sản ly hôn.

Do đó, để có lợi thế hơn khi chia tài sản ly hôn, người vợ cần có bằng chứng để chứng minh hành vi ngoại tình của chồng.

3.2 Giành quyền nuôi con

Bên cạnh việc có lợi thế hơn trong khi chia tài sản khi ly hôn, nếu một trong các bên ngoại tình thì còn gặp bất lợi khi giành quyền nuôi con nếu ly hôn. Bởi nếu không thoả thuận được người trực tiếp nuôi dưỡng con là ai khi cha mẹ ly hôn thì Toà án sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Do đó, nếu một trong hai bên ngoại tình mà bên còn lại có bằng chứng đầy đủ về hành vi này thì có thể có lợi hơn trong việc giành quyền nuôi con bởi khi ngoại tình, không chỉ vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ với vợ/chồng mà còn không có thời gian để giành cho con cái.

Khi đó, nếu giao con cho người ngoại tình sẽ không thể đảm bảo được lợi ích tốt nhất của người con. Bởi vậy, nếu ly hôn, người ngoại tình cũng gặp khó khăn trong việc giành quyền nuôi con.

Trên đây là một số phân tích liên quan đến việc vợ nên làm gì khi có chồng ngoại tình căn cứ vào những quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên, những phân tích này chỉ mang tính chất tham khảo, hướng xử lý trong thực tế còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Nếu tình huống của bạn cần sự tư vấn của chuyên gia pháp lý, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1900633390

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.