QUY ĐỊNH VỀ TRỒNG CÂY TRÊN RANH GIỚI ĐẤT
1. Trồng cây cách ranh giới đất bao nhiêu mét thì hợp pháp?
Theo quy định tại khoản 2 của Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành quy định về ranh giới giữa các bất động sản rằng, chủ sở hữu bất động sản đó có quyền sử dụng đất, tuy nhiên chỉ được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật dân sự nói chung và đất đai nói riêng, không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Quyền của người sử dụng đất chỉ được giới hạn trong phạm vi khuôn viên đất thuộc quyền của mình, trong ranh giới đã được xác định từ trước.
Theo đó thì người sử dụng đất có quyền trồng cây cối theo nhu cầu và mong muốn của bản thân nhưng không được gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác xung quanh. Trồng cây trong phạm vi khuôn viên ranh giới đất của mình, lá cây và cành cây cũng đảm bảo trong phạm vi giới hạn đất của mình, không được lan sang các bất động sản khác gây phiền hà cho họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.
2. Có được trồng cây trên ranh giới đất chung giữa hai nhà không?
Theo như quy định của pháp luật về dân sự thì ranh giới giữa các bất động sản liền kề với nhau thì được xác định theo như sự thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc được xác định theo quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới ngoài ra cũng có thể xác định theo tập quán hoặc theo như ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp, hay còn gọi là ranh giới thực tế.
Ranh giới có thể được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau tùy theo như cầu và sử thỏa thuận của các bên. Có thể là hàng rào sắt, xây dựng công trình kiên cố hoặc có thể là tạo một hàng cây chăn ngang bất động sản của các chủ thể, khi đó không có gì bàn cãi bởi cây được trồng chính là một dạng thức của việc xác định ranh giới, người hàng xóm có quyền sử dụng phần đất ranh thuộc quyền sử dụng của mình. Tuy nhiên, nếu chủ thể đó mong muốn trồng cây lâu năm giữa ranh giới đất của hai nhà thì cần phải được sự thỏa thuận của chủ sở hữu bất động sản liền kề, xem ý kiến của họ về vấn đề này như thế nào. Chủ thể không có quyền chặt cây của nhà hàng xóm, nếu cây cối nhà hàng xóm có nguy cơ sập đổ xuống nhà bạn hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì mọi người có quyền yêu cầu nhà hàng xóm chặt bỏ cây, nếu người đó không chặt cây bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tất cả đều phải thông qua cơ quan chức năng chứ không được tự tiện hủy hoại tài sản của người khác.
3. Trồng cây trên đất giáp ranh xử lí như thế nào?
3.1. Xử lý trách nhiệm dân sự:
Theo khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Theo đó thì chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Theo quy định này thì nếu cây cối gây ra thiệt hại bất kể do nổ gây cháy độc tố phát ra hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào mà đủ các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cơ sở pháp lý được áp dụng để giải quyết vẫn là bộ luật dân sự 2015. Đây là sự thay đổi mang tính đột phá của quy định trong bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra bởi quy định này sẽ bao quát được toàn bộ các trường hợp bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra từ đó giúp cho tòa án có cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh trên thực tế. Có thể thấy cây cối là loại tài sản do con người chồng hoặc tự sinh sôi phát triển trong môi trường tự nhiên. Đặc điểm này khiến cho cây cuối giống với động vật vì động vật cũng có thể do con người nuôi dưỡng vật sinh sôi phát triển trong môi trường tự nhiên. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định chủ sở hữu của cây cối qua đó cũng ảnh hưởng đến việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Đa số trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cây cối gây ra đều xuất phát từ lỗi của chủ thể có trách nhiệm. Trên thực tế cho thấy cây cối chủ yếu gây thiệt hại khi bị đổ, gãy tuy nhiên việc quản lý tốt hay không tốt của chủ sở hữu và chủ thể có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc cây của đó có đổ, gãy hay không. Hầu hết các trường hợp cây cối có nguy cơ gây ra thiệt hại đều có thể khắc phục được nếu chủ sở hữu tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của mình. Bởi như đã phân tích ở trên thì Bộ luật dân sự cũng quy định rõ rằng trong trường hợp cây cuối hoặc công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản phải thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục như chặt cây sửa chữa hoặc giữa võ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản bên cạnh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó nếu không xảy ra sự kiện bất khả kháng thì chỉ cây cối đổ gãy gây thiệt hại đồng nghĩa với việc chủ sở hữu bị suy đoán là có lỗi.
3.2. Xử lý trách nhiệm hình sự:
Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Theo đó thì, hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại được hoặc tài sản đó đã bị tiêu hủy hoàn toàn.
Còn khái niệm hư hỏng tài sản là để chỉ hành vi làm cho tài sản bị mất một phần hoặc giảm đi một phần giá trị giá trị sử dụng ở mức độ có thể khôi phục lại được.
Tội phạm này được thể hiện thông qua mặt khách quan đó là hành động (đập, phá…) hoặc không hành động (không cắt tỉa cây cối…) làm ảnh hưởng đến tài sản của người khác từ 2 triệu đồng trở lên thì cấu thành tội phạm.
Trên đây là bài viết QUY ĐỊNH VỀ TRỒNG CÂY TRÊN RANH GIỚI ĐẤT Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với LUẬT NGUYÊN PHÁT thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!