Dịch vụ khác, Đất đai, Luật sư và tư vấn viên, Tin tức Nguyên Phát

Quy định pháp luật về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất???

Quy định pháp luật về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất???

Hiện nay, các tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến và phức tạp, đã làm tan vỡ mối quan hệ đoàn kết trong gia đình và có thể gây ra nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Vậy, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì? Việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được quy định ra sao? Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, được Luật Nguyên Phát tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

 Khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai song vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Có thể hiểu, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có một vài đặc trưng cơ bản như sau:

  • Thứ nhất, đối tượng của tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không phải là đất đai mà là quyền sử dụng đất.
  • Thứ hai, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp dân sự.
  • Thứ ba, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường mang tính chất phức tạp, gay gắt và liên quan đến quyền lợi của nhiều người trong xã hội.
  • Thứ tư, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể kéo theo các tranh chấp thừa kế đối với các tài sản khác gắn liền với đất như tranh chấp thừa kế nhà ở, tranh chấp thừa kế đối với các công trình xây dựng, tranh chấp thừa kế cây cối, tài sản khác trên đất…

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc phải hòa giải không?

 Khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017 quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

 Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được xác định là tranh chấp khác liên quan đến đất đai, theo quy định trên thì thủ tục hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể khởi kiện trực tiếp đến tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết.

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định tại điều 26, điều 35 và điều 39 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

Ngoài ra, đối với các vụ tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì sẽ do tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hồ sơ khởi kiện bao gồm: đơn khởi kiện và các giấy tờ chứng minh người khởi kiện bị xâm phạm tới quyền thừa kế trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất (di chúc, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa đương sự và người để lại di sản thừa kế….)
  • Bước 2: Tòa án tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thông báo thụ lý vụ án: sau khi kiểm tra hồ sơ khởi kiện hợp lệ, tòa án sẽ thông báo đến người khởi kiện về việc nộp án phí. Sau khi người khởi kiện hoàn tất nghĩa vụ nộp án phí, tòa án sẽ thụ lý vụ án. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án phải thông báo đến các đương sự và viện kiểm sát. 
  • Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu hòa giải thành và sau 7 ngày, các đương sự không có ý kiến gì về kết quả hòa giải thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này có hiệu lực ngay kể từ thời điểm được ban hành.
  • Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Nếu việc hòa giải giữa các đương sự không thành công thì tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

 Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 Nhìn chung, các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường khá phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ gia đình. Do đó, các đương sự cần nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề này để bảo đảm quyền lợi của mình cũng như giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, êm đẹp.

 Mang quốc tịch nước ngoài có mua được nhà ở Việt Nam

Ba Mẹ em đã sinh sống ở Đức hơn 30 năm, cả hai đã mang quốc tịch Đức, ba mẹ em không con có quốc tịch Việt Nam nữa, hiện tại tuổi Ba Mẹ đã trên 50, ba mẹ em muốn mua 1 cái nhà ở vn, hoặc 1 căn hộ ở Việt Nam sau này già họ về Việt Nam sinh sống. Vậy Ba mẹ em cần phải hội đủ những đều kiện gì? Ba mẹ em có được đứng tên chủ căn hộ không? Quy định pháp luật như thế nào? Em chân thành cảm ơn ạ. Em rất vui khi được nhận được tư vấn từ các Anh Chị Luật sư ạ

Trường hợp Ba, Mẹ bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và là người gốc Việt Nam.

Khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Luật Nhà ở 2014 theo Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam.

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ quy định trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Nếu Ba, Mẹ bạn không còn giấy tờ chứng minh là người gốc Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức).

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Điều kiện với cá nhân

Cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;

– Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 02 nhóm hình thức sau:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Bạn căn cứ theo quy định trên áp dụng vào trường hợp của bác để thực hiện.

Bài đăng 11/01/2024

Câu hỏi: Tôi có một mảnh đất ở 100m2 nhưng bị mất sổ đỏ, cho tôi hỏi tôi có thể xin cấp lại sổ đỏ không? Thủ tục xin cấp lại như thế nào?

Trả lời:

1.    Căn cứ pháp lý:

–     Luật đất đai 2013

–     Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

–     Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

–     Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính 

2.    Sổ đỏ là gì

Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng trên phạm vi cả nước gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 có quy định tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của Giấy chứng nhận.

3.    Mất sổ đỏ có làm lại được không?

Căn cứ theo điểm k Khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

“Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”

Theo đó, bạn hoàn toàn có thể xin cấp lại sổ đỏ trong trường hợp bị mất.

4.    Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ theo quy định

Căn cứ theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục xin cấp lại sổ đỏ như sau:

Bước 1: Khai báo về việc mất sổ đỏ

–       Người sử dụng đất trực tiếp hoặc làm đơn khai báo về việc mất sổ đỏ tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

–       Khi tiếp nhận, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện niêm yết công khai thông báo mất dổ đỏ tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ bao gồm:

–       Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

–     Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc đã niêm yết thông báo mất trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hoả hoạn phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hoả hoạn đó.

–     Căn cước công nhân/Chứng minh nhân dân còn thời hạn của người sử dụng đất

–     Giấy uỷ quyền (nếu có)

–     Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân còn thời hạn của người được uỷ quyền (nếu có)

Bước 3: Nộp hồ sơ

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP người nộp hồ sơ có 02 cách nộp như sau:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại Uỷ ban nhân nhân cấp xã nơi có nhà đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Trường hợp không nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã:

–       Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại Bộ phận tiếp nhận một cửa cấp huyện.

–       Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đất đai.

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý

Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện những công việc sau:

–     Kiểm tra hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ;

–     Thực hiện trích lục bản đồ địa chính hoặc đo địa chính;

–     Lập hồ sơ trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định huỷ sổ đỏ bị mất và ký cấp lại sổ đỏ;

–     Thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động và hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định pháp luật;

–     Trả kết quả cho người sử dụng đất.

Bước 5: Nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận và xử lý cơ quan trả kết quả về cho người sử dụng đất. Căn cứ theo khoản 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo đó:

–     Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, trừ trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định; trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính;

–     Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện cho người sử dụng đất.

 MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG LIÊN HỆ NGAY 1900.633.390 

5/5 - (4 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.