Tin tức, Dịch vụ khác, Luật sư và tư vấn viên

PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000

PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000

Để có thể hoạt động kinh doanh lĩnh vực cung ứng thực phẩm, cơ sở phải có giấy phép VSATTP hoặc chứng chỉ ISO 22000. Mặc dù, chỉ có giấy phép VSATTP là bắt buộc, còn chứng nhận ISO 22000 là tự nguyện nhưng trong vài trường hợp mà bạn nên cân nhắc làm thủ tục xin cấp giấy phép VSATTP hay chứng chỉ ISO 22000 để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đơn giản hóa quy trình thực hiện.

PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000

03 ĐIỂM GIỐNG NHAU

Nhìn chung, giấy chứng nhận VSATTP và chứng nhận ISO 22000 có những điểm tương đồng như:

Là một trong những điều kiện với các cơ sở muốn hoạt động kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề cung ứng thực phẩm;

Là loại giấy chứng nhận liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, khẳng định cơ sở đủ điều kiện theo quy định;

Có hiệu lực sử dụng trong vòng 3 năm.

05 ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI ISO 22000

Đối tượng xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và chứng chỉ ISO 22000

– Giấy phép VSATTTP: Đối với các cơ sở sản xuất & kinh doanh thực phẩm nói chung

– Chứng nhận ISO 22000: Đối với các cơ sở có kế hoạch:

✓ Xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài

✓ Cải thiện & phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

✓ Tăng vị thế thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh & nâng cao mức độ tin cậy

✓ Kiểm soát toàn diện mối nguy an toàn thực phẩm

✓ Sản xuất các sản phẩm như: rượu, rượu ngâm, sữa, cao uống…

Cơ quan cấp chứng nhận VSATTTP và chứng chỉ ISO 22000

– Giấy phép VSATTP: Tùy sản phẩm mà cơ quan cấp bao gồm:

✓ Bộ Công thương

✓ Chi cục ATVSTP

✓ Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thuỷ sản

– Giấy chứng nhận ISO 22000: Tổ chức cấp chứng nhận ISO

Các quyền lợi từ chứng nhận VSATTTP và ISO 22000

– Giấy phép VSATTP

✓ Đáp ứng được yêu cầu pháp lý khi hoạt động kinh doanh ngành nghề cung ứng thực phẩm

✓ Căn cứ vào điều kiện mà cơ quan nhà nước sẽ cấp giấy phép theo yêu cầu của đơn vị, cơ sở

– Chứng nhận ISO 22000

✓ Giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận

✓ Được miễn giấy phép VSATTP & các đợt kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm

✓ Tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ hoặc các trường hợp khiếu nại về an toàn thực phẩm

✓ Chủ động kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, cung ứng

✓ Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Trên thực tế, điểm đặc trưng 2 loại giấy chứng nhận này là nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận, cụ thể:

– Đối với giấy phép ATVSTP, cơ quan cấp giấy phép sẽ ghi cụ thể hoạt động của cơ sở. Chẳng hạn, nếu cơ sở chuyên về sản xuất thì nội dung trên giấy phép ATVSTP chỉ ghi “sản xuất”. Sau này, nếu cơ sở muốn mở rộng việc kinh doanh thì phải làm thủ tục xin thêm loại hình khác;

– Đối với chứng chỉ ISO 22000, tổ chức cấp chứng chỉ sẽ ghi tổng quan, không ghi chi tiết cách thức hoạt động kinh doanh. Đây là lợi thế, vừa giúp cơ sở có thể hoạt động đa dạng hơn, vừa hạn chế các phát sinh về giấy tờ trong quá trình hoạt động.

Phạm vi sử dụng của hai loại giấy tờ

Theo quy định, với các cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000 sẽ được miễn giấy phép VSATTP. Ngoài ra, cơ sở sẽ được xét miễn, giảm các đợt kiểm tra về vấn đề an toàn thực phẩm. Bảng dưới đây sẽ giải thích cho bạn phần nhỏ lý do tại sao lại có quy định này. Đồng thời, bạn cũng sẽ hiểu vì sao với chứng chỉ ISO 22000, cơ sở kinh doanh cung ứng thực phẩm lại được nhiều quyền lợi hơn so với giấy phép VSATTP.

– Giấy phép VSATTP: Chứng nhận VSATTP trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam & theo quy định của nhà nước Việt Nam

– Chứng nhận ISO 22000: ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế, được nhiều quốc gia công nhận

Hồ sơ xin cấp hai loại giấy phép

➤ Chi tiết hồ sơ xin cấp giấy phép VSATTP bao gồm:

1 – Bản thiết kế mặt bằng cơ sở;

2 – Đơn đề nghị xin cấp giấy phép VSATTP;

3 – Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh;

4 – Bảng thuyết minh CSVC, trang thiết bị & các dụng cụ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

5 – Giấy chứng nhận chủ cơ sở & người trực tiếp tham gia sản xuất có kiến thức VSATTP;

6 – Giấy chứng nhận chủ cơ sở & người trực tiếp tham gia sản xuất đủ sức khỏe.

➤ Chi tiết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000 bao gồm:

1 – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2 – Công bố chất lượng sản phẩm;

3 – Hợp đồng lao động/các giấy tờ tương đương;

4 – Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

5 – Các giấy tờ, tài liệu khác tùy vào tổ chức cấp chứng chỉ ISO 22000.

Trên đây là bài viết về PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.