Ly hôn là vấn đề không ai mong muốn, tuy nhiên nếu đó là lựa chọn duy nhất thì chúng tôi khuyên rằng bạn nên tìm hiểu thật kỹ các quy định của pháp luật, hướng dẫn về hồ sơ giấy tờ cần thiết, quy định về con cái, tài sản chung, tài sản riêng,… Và trước hết là thủ tục nộp đơn ly hôn.
I. Nộp đơn ly hôn ở đâu?
Trường hợp 1: Đơn phương ly hôn và không có yếu tố nước ngoài (căn cứ điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
– Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, nơi làm việc của bạn (người muốn ly hôn) trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
– Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn (người không đồng ý ly hôn) trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
Trường hợp 2: Đơn phương ly hôn và có yếu tố nước ngoài ( căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
– Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc của bạn (người muốn ly hôn) trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
– Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
Trường hợp đặc biệt, nếu trường hợp của bạn là ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Trường hợp 4: Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn và không có yếu tố nước ngoài
– Nếu vợ hoặc chồng đều ở Việt Nam (không có yếu tố nước ngoài), không cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
Trường hợp 5: Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn và có yếu tố nước ngoài
– Nếu vợ hoặc chồng ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
– Nếu vợ hoặc chồng là công dân của các nước có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc,.. thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng là người Việt Nam cư trú, làm việc.
II. Vậy nộp đơn online có được không?
– Căn cứ vào Khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về nộp đơn ly hôn bằng các phương thức sau đây:
+ Nộp trực tiếp tại Toà án
+ Theo đường dịch vụ bưu chính gửi đến Toà án
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án ( nếu có).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP, người nộp đơn có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án và điền đầy đủ nội dung đơn, ký điện tử và gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.Tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện phải được gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tòa án nhân dân tối cao thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao danh sách các Tòa án thực hiện giao dịch điện tử tròn tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Chính vì thế, khi nộp đơn cần phải thực hiện đăng ký gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử với Tòa, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký, trường hợp đơn hợp lệ Tòa án chấp nhận và thông báo về tài khoản giao dịch để đổi mật khẩu tài khoản giao dịch đã được cấp lần đầu để đảm bảo an toàn, bảo mật. Trường hợp Tòa án không chấp nhận thì sẽ ra thông báo, người nộp đơn liên hệ với Tòa án để được hướng dẫn, hỗ trợ.
– Một số lưu ý khi thực hiện nộp đơn ly hôn online:
+ Nộp đơn ly hôn online chỉ được thực hiện nếu Toà án có thẩm quyền thực hiện giao dịch điện tử.
+ Tài khoản giao dịch điện tử mà Toà án các cấp sẽ cấp cho người nộp đơn sẽ hết hiệu lực sử dụng sau 6 tháng kể từ ngày ban hành bản án, quyết định xét xử, giải quyết vụ án dân sự.
Như vậy, bạn có thể nộp đơn ly hôn online qua Cổng thông tin điện tử của Toà án tuy nhiên không phải Toà án nào cũng có cổng thông tin điện tử và chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Căn cứ pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
III. Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh
– Tư vấn các quy định pháp luật về ly hôn trên toàn quốc, ly hôn có yếu tố nước ngoài (ly hôn với người nước ngoài; ly hôn khi vợ, chồng ở nước ngoài);
– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng liên quan đến vụ việc;
– Tư vấn về tài sản chung, về quyền nuôi con, tư vấn giành quyền nuôi con khi các bên không thỏa thuận được;
– Hướng dẫn khách hàng thu thập, cung cấp giấy tờ và tài liệu liên quan như: căn cứ giải quyết ly hôn, giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, nợ chung, công sức đóng góp tạo dựng tài sản; giấy tờ chứng minh lợi thế khi giành quyền nuôi con… để bảo vệ quyền lợi của mình;
– Tham gia đàm phán, hòa giải về ly hôn, chia tài sản chung, trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng;
– Hỗ trợ khách hàng giai đoạn thi hành án về tài sản hoặc về quyền nuôi con (giao con, nghĩa vụ cấp dưỡng);
– Tư vấn cho khách hàng giải quyết chia tài sản chung sau ly hôn;
– Tư vấn cho khách hàng thay đổi quyền nuôi con;
Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm về xử lý và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn trong và ngoài nước. Luật NP có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn và đưa ra giải pháp để thực hiện thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhất cho Quý khách.
Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được phản hồi nhanh nhất.
Luật NP – Đồng hành pháp lý vững bước thành công
Hotline: 0364310003 hoặc 0975290453