Những trường hợp không được đơn phương ly hôn theo luật?
1. Đơn phương ly hôn là gì?
Hiện nay thì ly hôn xảy ra một cách khá là phổ biến trong xã hội ngay nay. Các vấn đề liên quan đến ly hôn cũng nhận được nhiều sự quan tâm của người dân hơn. Chúng ta thường biết đến ly hôn với hai hình thức đó là li hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Ly hôn thuận tình thì xảy ra nhiều và phổ biến hơn so với đơn phương, bên cạnh đó thì liên quan đến đơn phương ly hôn cũng gặp nhiều vấn đề pháp lý rắc rối hơn. Vậy thì các bạn hiểu thế nào về ly hôn đơn phương? Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn thì được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Vậy thì đơn phương ly hôn là gì? Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên , khi mà vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành tại tòa thi toàn án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ rằng việc người vợ , chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được.
Hiện nay thì mức sống người dân được nâng lên, thì độ hiểu biết pháp luật cũng theo đó mà tăng do vậy mà nhiều người đã biết đến ly hôn đơn phương để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Một phần nào đó cũng là do nhận thức nâng cao cho nên cũng phần nào hạn chế bớt tình trạng là người vợ hoặc chồng bị kỳ thị sau khi li hôn. Vậy cho nên hiện tượng đơn phương ly hôn cũng tăng theo.
2. Điều kiện ly hôn đương phương?
Để nói về điều kiện để người vợ hoặc người chống có thể tiến hành ly hôn đơn phương đó là những trường hợp như sau:
Thứ nhất là toàn án sẽ giải quyết ly hôn cho vợ chồng khi vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà khi tiến hành hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án sẽ giải quyết cho đơn phương ly hôn nếu có căn cứ chứng minh rằng việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng và làm cho tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng hơn, đời sống chung vợ chồng không thể tiếp tục kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thứ hai đó là tòa án sẽ giải quyết đơn phuong ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết ly hôn.
Thứ ba là tòa án sẽ giải quyết đơn phương ly hôn khi có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 điều 51 của luật hôn nhân và gia đình thì tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy thì khi có đủ điều kiện để ly hôn đơn phương thì tòa án mới giải quyết cho ly hôn đương phương. Bên cạnh đó thì khi muốn đơn phương ly hôn thì người có yêu cầu đơn phương ly hôn họ phải chứng minh được rằng họ có căn cứ để yêu cầu tòa án giải quyết ví dụ như có băng ghi âm, ghi hình, hình ảnh giấy tờ chứng minh rằng người chồng hoặc người vợ ngoại tình hoặc là có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hôn nhân.
3. Những trường hợp không được đơn phương ly hôn?
Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào thì tòa án cũng sẽ giải quyết cho ly hôn.
Căn cứ theo khoản 3 điều 51 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì có quy định vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án ly hôn tuy nhiên người chồng sẽ không có quyền ly hôn trong trường hợp mà người vợ đang mang thai hoặc sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp này thì pháp luật đang hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Tuy nhiên đây là một điều khoản nhằm bảo vệ người vợ trong thời kì thai sản, để hạn chế tối đa nhất những khó khăn của người vợ khi đang mang thai. Đây là một điểm thể hiện sự nhân văn của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó thì người vợ hoặc người chồng sẽ không được đơn phương ly hôn khi mà người vợ hoặc người chồng có yêu cầu ly hôn nhưng không chứng minh được người vợ hoặc người chồng có hành vi bạo lực gia đình goặc là vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài. Do đó muốn ly hôn thì người có yều cầu ly hôn phải chứng minh bên còn lại có những hành vi như vậy, nếu không chứng minh được thì tòa án dĩ nhiên là sẽ không giải quyết cho hai vợ chồng ly hôn trong trường hợp không có căn cứ như vậy.
Như vậy thì căn cứ theo pháp luật hiện nay thì có hai căn cứ để người vợ hoặc người chồng không thể ly hôn.
4. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương?
Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương tối đa là 04 tháng nếu vụ án có tình chất phức tạp hoặc cản trở thì có thể gia hạn thêm nhưng không quá 02 tháng.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì tòa án phải mở phiên tòa. Trong trường hợp có lý do chính đáng là 02 tháng
Thời gian giải quyết có thể nhanh hơn hoặc là lâu hơn tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án mà nó cũng khác nhau. Tuy nhiên thì với những vụ án mà tranh chấp xảy ra nhiều và các bên không phối hợp thì thời gian giải quyết cũng lâu hơn . Tuy nhiên về cơ bản thì bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết là như vậy.
Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến ly hôn đơn phương và những trường hợp không được phép ly hôn đơn phương. Chúng tôi hi vọng rằng chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về ly hôn đơn phương để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bạn nhất có thể.
Nếu còn có những vấn đề gì thắc mắc đến ly hôn đơn phương thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến: 1900633390 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất có thể. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của công ty chúng tôi.