Tin tức

NHỮNG LOẠI HỢP ĐỒNG VỀ NHÀ, ĐẤT KHÔNG BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

I. 03 LOẠI HỢP ĐỒNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC 

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ 03 trường hợp kinh doanh bất động sản sau đây:

– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; 

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Theo đó, 03 trường hợp nêu trên sẽ không bắt buộc công chứng, chứng thực mà được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

II. 05 LOẠI HỢP ĐỒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC 

Theo Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản sau đây không bắt buộc phải công chứng, chứng thực bao gồm:

– Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;

– Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;

– Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;

– Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

– Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

LƯU Ý:

– Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. 

– Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận;

Trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên (theo khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014) thì phải công chứng hoặc chứng thực.

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. 

Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực. 

Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

III. 05 LOẠI HỢP ĐỒNG VỀ NHÀ Ở KHÔNG BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC 

Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định đối với trường hợp sau đây, hợp đồng về nhà ở không bắt buộc công chứng, chứng thực (trừ trường hợp các bên có nhu cầu):

– Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; 

– Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; 

– Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; 

– Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; 

– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định nêu trên thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có

IV. 03 LOẠI HỢP ĐỒNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC 

Điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Các loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản hiện nay bao gồm:

– Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản;

– Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản;

– Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản.

Trên đây là bài viết NHỮNG LOẠI HỢP ĐỒNG VỀ NHÀ, ĐẤT KHÔNG BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với LUẬT NGUYÊN PHÁT thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.