Đất đai, Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Kết hôn với người nước ngoài có thủ tục và trình tự phức tạp, do nhiều giấy tờ tiếng nước ngoài cần làm xác thực và dịch thuật. Tuy nhiên hiện nay Luật Nguyên Phát đã có gói dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, nhằm hỗ trợ mọi người dễ dàng, nhanh chóng hơn việc đăng ký kết hôn, hãy liên hệ ngay với công ty để được tư vấn và hỗ trợ!

1. Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của về điều kiện kết hôn như sau:

-Về độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

-Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

-Người đăng ký kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự;

2. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo quy định pháp luật

Khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần có các giấy tờ sau:

– Bản sao chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu đối với người Việt Nam, Hộ chiếu/ giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế: Giấy thông hành/ Thẻ cư trú đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Bản sao sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú đối với người Việt Nam ở tại Việt Nam, Thẻ thường trú/ Thẻ tạm trú/ Chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú, tạm trú tại Việt Nam đăng ký kết hôn với nhau.

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu mới nhất.

– Giấy xác nhận tình trạng độc thân và tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của người Việt Nam được cấp không quá 6 tháng.

Lưu ý đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:

Thông thường giấy này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp và giấy này phải còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ chồng.

Nếu không cấp giấy xác nhận này thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước đó.

Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

– Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp không quá 6 tháng. Giấy khám sức khỏe xác nhận người đó không mắc những bệnh như tâm thần, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của bản thân.

Lưu ý: Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.

Còn nếu là công chức, viên chức hoặc những người đang phục vụ tỏng lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

3. Nộp hồ sơ đăng ký và thời hạn giải quyết

Khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần đến Phòng tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp quận, huyện để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

Cũng tương tự như trình tự đăng ký thủ tục kết hôn của những cặp đôi trong nước. Thời gian giải quyết hồ sơ là trong thời hạn 15 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ thì công chức làm công tác hộ tịch sẽ có trách nhiệm xác minh giấy tờ.

Nếu thấy đầy đủ các điều kiện kết hôn và giấy tờ đầy đủ theo quy định của pháp luật thì phòng Tư pháp sẽ báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Lưu ý:

Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

4. Thời hạn trao giấy chứng nhận kết hôn

Sau thời hạn 3 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp sẽ trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên mỗi bên một bản.

Ngoài ra khi trao giấy chứng nhận kết hôn, hai bên đều phải có mặt. Cán bộ làm công tác hộ tịch sẽ hỏi ý kiến hai người nếu hai bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và hai bên sẽ ký tên vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận kết hôn.

5. Những điều cần lưu ý sau:

– Cần hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, hồ sơ trừ trường hợp được miễn với một số quốc gia mà Việt Nam có kí công ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

– Dịch thuật và công chứng văn bản liên quan

– Nơi chứng thực bản sao giấy tờ: Ủy ban nhân dân các cấp hoặc văn phòng công chứng được hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Chú ý thời hạn có hiệu lực của giấy tờ mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.633.390 để được giải đáp.  

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.