Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên, Tin tức pháp luật

Ly hôn đơn phương và giải đáp các thắc mắc

Ly hôn đơn phương và giải đáp các thắc mắc

1. Có được ly hôn đơn phương vắng mặt không?

Bởi ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nhưng theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt, Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:

– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

– Có người đại diện tham gia phiên tòa.

– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Trong đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn vắng mặt tiến hành như nào?

Giải đáp nhiều thắc mắc về ly hôn đơn phương
Giải đáp nhiều thắc mắc về ly hôn đơn phương (Ảnh minh hoạ)

2. Ly hôn đơn phương khi chồng ở nước ngoài

Khi chồng ở nước ngoài, việc ly hôn đơn phương sẽ thực hiện khó khăn hơn khi chồng cư trú trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này, pháp luật vẫn có quy định cụ thể.

Theo đó, khi ly hôn, người chồng đang ở nước ngoài thì người vợ ở trong nước có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khi không có địa chỉ của người chồng đang ở nước ngoài, theo hướng dẫn của Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao, có thể biết địa chỉ, tin tức của người chồng từ thân nhân của người này.

Nếu sau hai lần Tòa án yêu cầu mà thân nhân vẫn từ chối cung cấp thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ gửi ngay bản sao bản án/quyết định đến thân nhân của người chồng để chuyển cho người chồng.

3. Ly hôn đơn phương, ai được quyền nuôi con?

Không giống với ly hôn thuận tình là vợ chồng thoả thuận được về việc ai nuôi con, ai chăm sóc con và ai phải cấp dưỡng cho con, thủ tục ly hôn đơn phương thường có tranh chấp giữa cha mẹ về việc giành quyền nuôi con.

Theo đó, khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nếu cha mẹ không thoả thuận được con sẽ ở với ai khi ly hôn thì Toà án sẽ quyết định căn cứ vào:

– Quyền lợi mọi mặt của con để quyết định.

– Có tham khảo ý kiến, nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.

Như vậy, tuỳ vào từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh của cha mẹ để Toà án quyết định sẽ giao con cho ai được nuôi dưỡng. Người không nuôi dưỡng sẽ được quyền thăm nom, chăm sóc và cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và hình thức, tần suất cấp dưỡng sẽ do cha mẹ thoả thuận.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.