KHI CHIA TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN THÌ GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
Khi hôn nhân tan vỡ, việc phân chia tài sản chung không chỉ là một quá trình pháp lý phức tạp mà còn là bước quyết định để đảm bảo quyền lợi công bằng cho cả hai bên. Trong quá trình này, một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần được giải đáp là: Giá trị của tài sản chung sẽ được định giá như thế nào để tiến hành chia tách? Hiểu rõ quy trình và căn cứ pháp lý để định giá tài sản không chỉ giúp các bên bảo vệ quyền lợi của mình mà còn đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình giải quyết ly hôn.
1. Cách thức định giá tài sản khi ly hôn
Việc định giá tài sản khi ly hôn có thể được thực hiện theo hai cách: Thứ nhất là thông qua thỏa thuận của các bên và thứ hai là định giá bởi Tòa án.
1.1. Thông qua thỏa thuận giữa các bên
Dựa trên nguyên tắc chung của quan hệ dân sự đó là sự tự do – tự nguyện – bình đẳng thỏa thuận, vấn đề định giá tài sản khi ly hôn cũng không nằm ngoài nguyên tắc chung đó. Hai vợ chồng có thể tự nguyện thỏa thuận về giá trị của tài sản chung. Nếu hai bên đồng ý với nhau về giá trị của tài sản thì Tòa án sẽ dựa trên sự thỏa thuận này để thực hiện việc chia tài sản.
Trường hợp hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận về giá trị của tài sản, họ có thể cùng thống nhất lựa chọn một tổ chức định giá độc lập để xác định giá trị của tài sản. Tổ chức định giá được lựa chọn có thể là một công ty thẩm định giá hoặc là một tổ chức có thẩm quyền trong việc thẩm định giá.
Xem thêm: DỊCH VỤ LY HÔN NHANH NHẤT TẠI HÀ NỘI
1.2. Định giá bởi Tòa Án
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Sau khi có kết quả định giá từ Hội đồng thẩm định giá, Tòa án sẽ căn cứ vào kết quả này để chia tài sản. Tòa án có thể yêu cầu tổ chức định giá bổ sung hoặc đưa ra phán quyết dựa trên kết quả định giá.
2. Phương pháp định giá tài sản
Có 02 phương pháp định giá tài sản:
Định giá thị trường: Giá trị tài sản thường được xác định theo giá thị trường tại thời điểm phân chia. Ví dụ, đối với bất động sản, giá trị sẽ được xác định dựa trên giá trị thị trường của tài sản đó tại thời điểm ly hôn.
Thẩm định tài sản đặc thù: Một số tài sản có tính đặc thù (như cổ phần, quyền sử dụng đất, tài sản kinh doanh) có thể cần được thẩm định bởi các chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể. Đối với tài sản có giá trị phức tạp, tòa án có thể yêu cầu thẩm định nhiều lần để có được giá trị chính xác nhất.
3. Quy trình định giá tài sản
Quy trình định giá tài sản sau khi ly hôn nhìn chung sẽ bao gồm 05 bước sau:
Bước 1: Phân loại tài sản, thu thập hồ sơ pháp lý về tài sản
Bước 2: Xác định nhu cầu định giá
Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin thị trường
Bước 4: Xây dựng báo cáo thẩm định giá
Bước 5: Kiểm soát và phát hành báo cáo thẩm định giá.
3. Phí thẩm định giá tài sản ly hôn
Phí thẩm định được chia là 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Hoạt động thẩm định giá do tòa án thực hiện
Nếu hoạt động thẩm định giá do tòa án thực hiện theo các điều kiện tại Mục 3 Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phí thẩm định giá được quy định như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
a) từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Trường hợp 2: Hoạt động thẩm định giá do các bên đơn sự thỏa thuận lựa chọn công ty thẩm định giá độc lập.
Nếu việc thẩm định giá do công ty thẩm định giá độc lập thì phí thẩm định sẽ do thỏa thuận giữa chủ tài sản/người yêu cầu định giá và công ty thẩm định giá, được thể hiện bằng Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá giữa hai bên.
Trên đây là bài viết KHI CHIA TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN THÌ GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!