Hướng dẫn cách đứng tên tài sản riêng để đề phòng khi ly hôn. Khi ly hôn, tài sản riêng sẽ được giải quyết như thế nào?
Trước tiên, để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phân biệt được đâu là là tài sản chung, đâu là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gì?
Sự cẩn trọng, tỉnh táo của chị trong trường hợp này là rất cần thiết. Nếu chị sử dụng hai tỷ đồng bố mẹ cho riêng mua mảnh đất trong thời kỳ hôn nhân thì việc chứng minh đây là tài sản riêng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhiều trường hợp chồng/vợ mua nhà đất bằng tiền bố mẹ cho nhưng do không có bằng chứng thể hiện nên tài sản vẫn bị tòa án chia đôi khi ly hôn.
Pháp luật quy định: Tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung, theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”.
Như vậy, tài sản là quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân sẽ đương nhiên được pháp luật công nhận. Đó sẽ là tài sản chung nếu bên còn lại không chứng minh được nó hình thành từ nguồn tài sản riêng.
Cách đứng tên trong tài sản riêng để đề phòng ly hôn như thế nào?
Để bảo đảm mảnh đất của chị là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì chị có thể thực hiện một trong hai phương án như sau:
Phương án thứ nhất: Cả chị và chồng chị lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng, có cơ quan công chứng chứng nhận (khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Hồ sơ chứng nhận văn bản thỏa thuận tài sản riêng bao gồm:
– Văn bản thỏa thuận tài sản riêng (theo mẫu Phòng Công chứng)
– Giấy tờ hợp lệ về đất,
– Hộ khẩu,
– Giấy chứng minh nhân dân,
– Giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng.
Phương án thứ hai: Vợ chồng chị làm Giấy cam kết, rằng miếng đất mà chị đứng tên là tài sản riêng của chị (Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014), được mua bằng nguồn tiền riêng của chị, người còn lại không có đóng góp công sức, tiền của gì cả và khẳng định bạn có toàn quyền định đoạt về sau này.
Giấy cam kết này do chị tự viết (hoặc đánh máy), thêm tại file đính kèm, có xác nhận chữ ký tại UBND cấp xã nơi 2 vợ chồng cư trú.
Ngoài ra, có một cách khác để thuận lợi cho việc chứng minh quyền sử dụng đất là tài sản riêng, chị nên thực hiện cách thức sau: Bố mẹ chị sẽ mua mảnh đất đó và đứng tên ông bà. Sau đấy họ làm thủ tục tặng, cho hợp pháp quyền sử dụng đất cho bạn, rồi để tên một mình bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con được miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ, vì thế bạn không phải lo lắng nhiều về các chi phí phát sinh. (khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007)
Việc tặng cho hợp pháp được thực hiện bởi phòng công chứng nên chị sẽ được lưu trữ bản hợp đồng tặng cho này. Đây là tài liệu quan trọng chứng minh rằng chị được tặng cho riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân và đây là tài sản riêng của chị.
Tài sản riêng được quy định ra sao?
Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Tài sản riêng của vợ, chồng
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”.
Bên cạnh đó, Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
“Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.”.