Dịch vụ khác, Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên, Tin tức, Tin tức pháp luật

HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN

HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN

1. Chọn nơi tiến hành đăng ký kết hôn tại Nhật Bản hay tại Việt Nam

Tùy thuộc vào nơi bạn đang học tập, làm việc là Việt Nam hay Nhật Bản mà bạn có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại Việt Nam hay đăng ký kết hôn tại Nhật Bản. Hiện nay, việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng được đơn giản hóa về hồ sơ và thủ tục. Bạn sẽ không phải tiến hành phỏng vấn kết hôn như trước đây. Và cơ quan tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ, kiểm tra các điều kiện kết hôn là Phòng Tư pháp cấp Quận/Huyện nơi bên Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú chứ không phải là Sở Tư pháp như quy định trước đây.

Ngược lại, nếu bạn đang học tập và làm việc tại Nhật Bản bạn có thể trực tiếp đăng ký kết hôn tại Nhật Bản nhưng bạn phải nhờ người nhà tại Việt Nam xin một số giấy tờ tại Việt Nam và qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật để cấp giấy đủ điều kiện kết hôn theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kết hôn Nhật Bản.

2. Đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

2.1. Hồ sơ kết hôn  với người Nhật tại Việt Nam:

A. Hồ sơ Bên Việt Nam cần chuẩn bị:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( xin tại UBND xã/phường/thị trấn)

+ Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu bản Chứng thực

+ Giấy khám sức khỏe

+ 02 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)

B. Bên Người Nhật cần chuẩn bị:

+ Phiếu công dân (住民票)

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn (婚姻用件具備証明書)

+ Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng)

Giấy Khám sức khỏe (Khám Tâm thần và có thể khám tại Bệnh viện Việt Nam)

Lưu ý: Để được công nhận và sử dụng kết hôn tại Việt Nam, các giấy tờ của Công dân Nhật Bản do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp cho Công dân Nhật bản phải được hợp pháp lãnh sự tại Lãnh sự quán Việt Nam có địa chỉ tại ₸151-0062 東京都渋谷区元代々木町50-11、ベトナム大使館、領事部/Tokyo-to, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho, 50-11, Betonamu Taishikan, Ryōji-bu. Yêu cầu các giấy tờ xin Hợp pháp hóa lãnh sự phải có chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoặc xác nhận của Phòng Thương mại Công nghiệp Nhật Bản sau đó dịch công chứng ra tiếng Việt.

2.2 Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam:

Cả hai bên Nam nữ đến Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp quận/huyện xin tờ khai đăng ký kết hôn. Hai người có thể khai riêng tờ khai hoặc cùng khai chung vào một tờ khai và ký ghi rõ họ tên. Trường hợp nếu một người đi nộp hồ sơ thì phải có Văn bản ủy quyền.

Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp nếu cần xác minh thì thời gian xác minh là 10 ngày. Nếu hồ sơ hợp lệ và các bên đủ điều kiện kết hôn Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ hỏi lại các bên về mong muốn kết hôn, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và ký vào Sổ hộ tịch.

Mọi yêu cầu tư vấn hồ sơ, thủ tục kết hôn với Người nước ngoài Quý Khách gửi tại đây Hoặc liên hệ tư vấn điện thoại: 1900.633.390

3. Đăng ký kết hôn với người Nhật tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản

3.1 Hồ sơ bên kết hôn tại Nhật mà Việt Nam cần chuẩn bị:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (xin tại UBND xã/phường/thị trấn) nếu khi xuất cảnh công dân Việt Nam đã đủ tuổi kết hôn (18 tuổi). Hoặc

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( xin tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật).

+ Giấy chứng nhận chưa có tên trong sổ đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương (役所) nơi người đó đang cư trú tại Nhật.

+ Giấy đủ điều kiện kết hôn (do Đại sứ quán Việt Nam hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản cấp)

+ Hộ chiếu

Lưu ý: Khi xin cấp Giấy Đủ điều kiện kết hôn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

– Nếu người yêu cầu cấp Giấy Đủ điều kiện kết hôn đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải nộp bản chụp copy kèm xuất trình bản chính Trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc Bản sao giấy chứng tử. Nếu Bản án/Quyết định cho ly hôn của Toà án hoặc người kia đã chết do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải nộp bản chụp kèm xuất trình bản chính Trích lục hộ tịch sự việc đó vào sổ hộ tịch.

– Trường hợp người yêu cầu đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở một nước khác thì phải có xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó. Trường hợp công dân đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau nếu không thể xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại các nơi đó có thể viết giấy cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

– Trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch.
– Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

– Trường hợp đang là Tu nghiệp sinh cần có xác nhận của Nghiệp đoàn đồng ý cho đương sự kết hôn.

– Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn.

– Giấy tờ hộ tịch có trong hồ sơ do nước thứ 3 cấp phải được hợp pháp hóa theo quy định.

3.2 Thủ tục đăng ký kết hôn tại Nhật Bản:

Bạn mang các giấy tờ trên cùng với chồng/vợ người Nhật đến Phòng hành chính Nhật làm thủ tục kết hôn.
4. Ghi chú việc kết hôn tại Nhật Bản:

Sau khi hoàn tất việc đăng ký kết hôn tại Nhật, các bạn đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật để ghi chú việc kết hôn: Hồ sơ ghi chú việc kết hôn gồm:

+ Tờ khai ghi chú kết hôn theo Mẫu M8 Đại sứ quán;

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và nộp kèm bản copy hoặc bản sao.

+ Hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao Công chứng)

+ Giấy Khám sức khỏe tâm thần của 2 vợ chồng ( Khám tại Bệnh viện của Nhật hoặc Bệnh viện Việt Nam trong thời gian 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ)

+ Bản chính hoặc bản sao có công chứng Phiếu cư dân – Jūmin-hyō/thẻ cư trú…

5. Dịch vụ tư vấn hồ sơ thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

Với kinh nghiệm Tư vấn kết hôn hơn 10 năm, Luật Nguyên Phát nhận Tư vấn và Hỗ trợ các bên trong việc xin và lập hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, hỗ trợ các bên trong việc Khám sức khỏe và dịch thuật công chứng giấy tờ kết hôn…

Mọi thông tin, yêu cầu tư vấn, hỗ trợ thủ tục kết hôn Quý Khách gửi tại đây

Hoặc liên hệ điện thoại: 1900.633.390

5/5 - (10 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.