HỒ SƠ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH BẢO HIỂM
Như cầu ngày càng cao nên các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng ngày các được thành lập nhiều hơn để có thể đáp ứng các nhu cầu này. Những để có thể thực hiện việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với công ty bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam thì pháp luật đã quy định các vấn đề có liên quan đến việc doanh nghiệp bảo hiểm muốn được thành lập và hoạt động thì phải có giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời thì thay hổi việc kinh doanh bảo hiểm về một trong số nội dung của giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó thì Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng phải lập hồ sơ và thực hiện các trình tự thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
I. HỒ SƠ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH BẢO HIỂM
Trên cơ sở quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành thì để hoạt động kinh doanh bảo hiểm và, tái bảo hiểm cũng giống như bao ngành nghề kinh doanh khác. Khi các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề kinh doanh bảo hiểm cũng có những thanh đổi trong quá trình hoạt động như bao doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. Thì những sự thanh đổi sau đây cần được thay đổi trong nội dung Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành như sau:.
Thứ nhất, nếu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện việc đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
– Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh.
Thứ hai, khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khi muốn thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp. Thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) bao gồm các tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
– Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện.
– Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
– Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông (hoặc thành viên) này
Thứ ba, khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khi muốn thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp. Thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) bao gồm các tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị được thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
– Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện.
– Phương án giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp phải chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài chính.
II. THỦ TỤC THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH BẢO HIỂM
Trên cơ sở quy định của pháp luật, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý này là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi từ các khoản đóng phí trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Do đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời thì trên cơ sở hoạt động của việc kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp thì bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng; hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trong quá trình hoạt động của một công ty bảo hiểm thì sẽ là việc mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải tự lấy tiền của mình để trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu như k may người mua bảo hiểm hoặc người được mua bảo hiểm chịu rủi ro như đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng. Nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về các điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ quy định như vậy chính là đảm bảo doanh nghiệp sẽ có tiền bảo hiểm để trả cho khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, sau khi đảm bảo đủ các điều kiện thay đổi giấy phép kinh doanh và đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm muốn đi vào hoạt động với một gấy phép và hoạt động kinh doanh mới thì cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Bộ Tài chính. Doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xin được thay đổi giấy phép hoạt động để có thể hoạt động kinh doanh bình thường. Việc này được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chuẩn bị các bộ hồ sơ phù hợp với loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mong muốn thay đổi.
Hồ sơ được lập thành 03 bộ. Trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao.
Đối với hồ sơ thay đổi Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt; và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam; xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ thay đổi Giấy phép.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thay đổi Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét thay đổi Giấy phép
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính thay đổi Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Trường hợp từ chối thay đổi Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối thay đổi Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện thay đổi Giấy phép.
Bước 4: Đăng báo hàng ngày
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thay đổi Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; tên, địa chỉ của chi nhánh nước ngoài.
– Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động.
– Mức vốn điều lệ; và số vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài.
– Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
– Số và ngày cấp Giấy phép.
– Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.
Như vậy, để có thể tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh bảo hiểm thì các chủ thể của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm muốn thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm muốn thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh khi thực hiện việc thay đổi này theo như quy định của pháp Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành.
Trên đây là quy định của pháp luật về HỒ SƠ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH BẢO HIỂM. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!