Đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Vậy hạn mức tách thửa đất cây lâu năm hiện nay ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật NP để hiểu rõ hơn nhé.
I. Đất trồng cây hàng năm có được tách thửa hay không?
Đối với đất trồng cây hàng năm để được tách thửa thì cần phải đảm bảo như sau:
– Thửa đất đã được cấp sổ đỏ/sổ hồng.
– Thửa đất không thuộc trường hợp đang có tranh chấp;
– Còn thời hạn sử dụng:
– Thửa đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
– Thửa đất đáp ứng các điều kiện để được tách thửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND) nơi có đất (thường bao gồm điều kiện về diện tích của thửa đất sau khi tách và trước khi tách; Điều kiện về tính phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện…).
II. Điều kiện tách thửa đất trồng cây lâu năm thế nào?
Hiện nay nếu bạn muốn tách thửa đấ cây trồng lâu năm thì thửa đất cần tách phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của luật đất đai và các văn bản pháp luật hướng dẫn hiện hành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được các điều kiện đó là gì dẫn đến việc xin tách nhưng không đủ điều kiện hoặc làm sai thủ tục, giấy tờ,…. Vậy sau đây Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn:
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, điều kiện chung để thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm như sau:
– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (một số địa phương không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận mà chỉ cần có đủ điều kiện để Giấy chứng nhận);
– Đất có nhu cầu tách thửa không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Đất trồng cây lâu năm chưa hết thời hạn sử dụng;
– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.
Trong đó, căn cứ khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất trồng cây lâu năm sẽ cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định sao cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ngoài ra, tại một số địa phương có thể sẽ quy định thêm một số điều kiện tách thửa đất như:
– Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng đất hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai, Điều 254 Bộ luật Dân sự;
– Tách thửa trong trường hợp tách thửa bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở mà không được công nhận là đất ở…
(Người sử dụng đất cần đọc kỹ các văn bản mới nhất liên quan đến tách thửa của địa phương nơi có đất đất để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện).
III. Hạn mức tách thửa đất cây lâu năm
Ở mỗi địa phương sẽ có quy định khác nhau về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất. UBND từng địa phương sẽ dựa trên điều kiện quỹ đất, phát triển kinh tế và quy hoạch xây dựng, sử dụng đất tại từng địa phương để đưa ra quy định hạn mức đất giao và diện tích tối thiểu tách thửa. Hạn mức tách thửa đất cây lâu năm được quy định cụ thể:
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
“1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề đề tạo thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.”
Theo quy định trên, đất trồng cây lâu năm khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn so với quy định thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện về:
+ Thửa đất trồng cây lâu năm đang sử dụng được hình thành trước ngày có văn bản quy định về diện tích đất tối thiểu do Ủy ban nhân dân cấp của thuộc địa phương đó công bố và có hiệu lực thi hành.
+ Thửa đất đó có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trường hợp thửa đất muốn tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì người xin tách thửa phải làm đơn xin tách thửa đồng thời với việc xin được hợp thửa đó với thửa đất khác liền kề nhằm tạo thành một thửa đất mới.
Cơ sở pháp lý
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Hạn mức tách thửa cây lâu năm là bao nhiêu? cùng các thông tin liên quan. Nếu có vấn đề cần tư vấn thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 0975290453 hoặc 0364310003 để được các chuyên gia pháp lý của Luật NP hỗ trợ giải đáp.