Dịch vụ khác, Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên, Tin tức Nguyên Phát

Giành quyền nuôi con khi vợ/chồng ở nước ngoài

Giành quyền nuôi con khi vợ/chồng ở nước ngoài

1.    Điều kiện ly hôn

     Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Hiện nay theo quy định của pháp luật có 2 hình thức ly hôn, đó là: thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên.

     Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thuận tình ly hôn:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

     Thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này là của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ, chồng  thường trú/tạm trú/ làm việc.

     Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên:

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên người chồng sẽ bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

     Trong trường này, bạn và vợ chưa thống nhất, thỏa thuận được việc ai sẽ là người giành quyền nuôi con nên sẽ là ly hôn đơn phương, bạn và vợ đều có quyền yêu cầu ly hôn bởi con của hai bạn đã hơn 4 tuổi và 6 tuổi. Bạn không thể về nước nên có thể để vợ bạn là người nộp đơn. Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

2. Hồ sơ ly hôn khi một bên ở nước ngoài

     –  Đơn yêu cầu ly hôn đơn phương (theo mẫu của Tòa án).

     – Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

     – Bản sao có chứng thực giấy CMND hoặc Hộ chiếu của hai bên;

     – Bản sao chứng thực hộ khẩu của hai bên.

     – Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).

     – Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

     – Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

3. Giành quyền nuôi con khi vợ ở nước ngoài

     Con cái là tài sản vô giá đối với cha mẹ, khi cuộc sống không được trọn vẹn thì con cái là nguồn động lực lớn nhất của mỗi người. Bởi vậy, khi ly hôn tài sản có thể không quan tâm nhưng con cái thì bất cứ bên người cha hay người mẹ đều muốn có thể giành được quyền nuôi.

     Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

     “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

     Như vậy sau khi ly hôn thì cha mẹ dù có trực tiếp nuôi con hay không vẫn phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Trường hợp của bạn, con bạn được một bé 6 tuổi và một bé hơn 4 tuổi như vậy thì con sẽ không đương nhiên giao cho mẹ nuôi, quyền nuôi con của hai vợ chồng bạn là ngang nhau. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn và bạn hiện tại đều ở nước ngoài, hai con của bạn hiện ở với ông bà nội, điều kiện tốt và bạn vẫn gửi tiền về hàng tháng. Như vậy, Tòa án sẽ tùy thuộc vào điều kiện của bạn và vợ bạn để quyết định xem ai là người nuôi con. Khả năng giành quyền nuôi con khi vợ ở nước ngoài của bạn là khá cao bởi điều kiện hiện tại của bạn và điều kiện sống của các con khá tốt. Bên cạnh đó, bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ giao cho người có đầy đủ điều kiện trực tiếp nuôi để đảm bảo quyền và lợi ích của con, tạo cho con được điều kiện tốt nhất để phát triển.

4/5 - (4 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.