Luật sư và tư vấn viên, Đất đai

GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO KHI MỘT NGƯỜI ĐỒNG THỪA KẾ KHÔNG KÝ VÀO VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH

GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO KHI MỘT NGƯỜI ĐỒNG THỪA KẾ KHÔNG KÝ VÀO VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH

1/ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật quy định

Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2/ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO KHI MỘT NGƯỜI ĐỒNG THỪA KẾ KHÔNG KÝ VÀO VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

– Trường hợp 1: Còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“2.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Từ thời điểm mở thừa kế đến nay vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện là 10 năm, Và việc trong văn bản phân chia di sản có một người không ký thì các đồng thừa kê còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không ký cư trú để chia di sản thừa kế (Theo quy định tại Điều 26 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

– Trường hợp 2: Hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Theo mục 2.4 khoản 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định:

“2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

  1. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”

Theo quy định trên thì khi hết thời hạn 10 năm và có tranh chấp thì các đồng thừa kế còn lại vẫn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các quy định của Pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết chứ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.

Trên đây là bài viết GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO KHI MỘT NGƯỜI ĐỒNG THỪA KẾ KHÔNG KÝ VÀO VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.