Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài là dịch vụ cung cấp thông tin, hỗ trợ làm giấy tờ thủ tục đăng ký cho công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài có trình tự thủ tục phức tạp hơn so với kết hôn trong nước. Với kinh nghiệm của các luật sư, tại Luật Nguyên Phát chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn bên cạnh các thông tin liên quan giúp quý khách có cái nhìn chung nhất.
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Các trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
- Công dân Việt Nam với người có quốc tịch nước ngoài.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài/ người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Điều kiện để đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc áp dụng luật được quy định:
- Khi người nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với nhau thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
- Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn (Quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
- Phải được đăng ký theo đúng quy định tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Thành phần hồ sơ phải nộp đăng ký kết hôn
- Tờ khai đăng ký kết hôn
- Mẫu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân dành cho công dân Việt Nam
- Giấy tờ nhân thân phải xuất trình:
- Hộ chiếu/CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
- Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu, nếu không có hộ chiếu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Tờ khai phải điền và nộp:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng.
- Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó.
- Người nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp/ xuất trình thêm giấy tờ tương ứng sau đây:
- Công dân Việt Nam đã ly hôn / hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện có thẩm quyền.
- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình, theo đó:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
- Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
- Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
- Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ, mỗi người giữ 01 bản.
- Căn cứ pháp lý: Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BTP
Kinh nghiệm khi kết hôn với người nước ngoài
- Nếu đang cùng cư trú tại một quốc gia thì nên kết hôn tại quốc gia đó.
- Trường hợp mỗi người cư trú tại một quốc gia thì nên ưu tiên lựa chọn đăng ký kết hôn tại Việt Nam, trừ kết hôn với người Hàn, người Trung và người Nhật.
- Quy trình nêu trên là quy trình chung để kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, có những quốc gia có quy định về thủ tục kết hôn hoàn toàn khác quy trình nêu trên như trường hợp kết hôn với người Đức, người Pháp hoặc người Đài.
- Giấy tờ của nước ngoài cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.
- Giấy tờ độc thân của người nước ngoài phải đúng với biểu mẫu do Cơ quan có thẩm quyền công bố.
- Nên tìm tới đơn vị uy tín để được chia sẻ kinh nghiệm kết hôn với người nước ngoài
- Để có thể hoàn tất việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì có thể tự mình thực hiện hoặc tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp.
Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Luật Nguyên Phát
- Cử người hỗ trợ thực hiện trọn gói đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Tư vấn các quy định của pháp luật trước khi kết hôn với người nước ngoài;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ kết hôn với người nước ngoài;
- Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam;
- Xin cấp trích lục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Tư vấn chi phí, lệ phí khi kết hôn với người nước ngoài;
- Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Bài viết trên đây cung cấp đến quý khách hàng các thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ cần nộp, về trình tự thủ tục để có thể đăng ký kết hôn với người nước ngoài, hy vọng phần nào giúp quý khách giải đáp được vướng mắc của mình. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, hoặc có nhu cầu cần luật sư hôn nhân gia đình hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900633390 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.