Dịch vụ khác, Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên, Tin tức, Tin tức pháp luật

ĐỂ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

ĐỂ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất ?

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Để giành quyền nuôi con khi ly hôn thì phải chứng minh những gì ?

Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

+Về điều kiện kinh tế: phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập đảm bảo, tài sản, nơi ở ổn định…

+Về tinh thần : phải chứng minh bản thân có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, …

Ngoài ra, cha/mẹ có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như : thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con ….

3. Con dưới 36 tháng tuổi, mẹ đương nhiên được nuôi khi ly hôn ?

Theo điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn với con. Trường hợp không thỏa thuận được, tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên, phải xem xét nguyện vọng của con.

Khoản 3 điều này cũng quy định, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Với quy định trên, nếu muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn, người cha phải chứng minh vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Các căn cứ có thể là vợ không có thu nhập và cũng không có tiền tích lũy để nuôi con, thường xuyên vắng nhà, không có thời gian dành cho con cái hoặc vướng mắc tệ nạn xã hội, có hành vi, lối sống vi phạm pháp luật nhiều lần… Việc đánh giá, nhận định đủ hay không đủ điều kiện nuôi con do Hội đồng xét xử quyết định.

Vợ chồng cũng có thể thỏa thuận con được giao trực tiếp cho bố nuôi dưỡng. Nếu xét thấy yêu cầu này là tự nguyện, xuất phát từ quyền lợi của con cái thì cũng được pháp luật công nhận.

4. Vợ không có thu nhập có giành được quyền nuôi con khi ly hôn không ?

Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế (thu nhập ổn định, tài sản, nơi ở ổn định) và tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con,…) để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Đồng thời, có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định ….

Việc vợ chưa có công việc ổn định, không có thu nhập là một điều bất lợi cho việc giành quyền nuôi con, vì vậy người vợ nên nhanh chóng tìm kiếm công việc mới để có thu nhập ổn định hàng tháng (đảm bảo về điều kiện kinh tế) để có thể giành được quyền nuôi con.

5. Chồng lương cao hơn vợ có giành được quyền nuôi con khi ly hôn không ?

Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế (thu nhập ổn định, tài sản, nơi ở ổn định) và tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con,…) để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Như vậy có thể thấy, điều kiện kinh tế (thu nhập, lương) chỉ một tiêu chí để xem xét. Nếu người chồng chỉ có ưu thế duy nhất là thu nhập cao hơn vợ, trong khi vợ thu nhập thấp hơn nhưng vẫn có công việc ổn định, vẫn đảm bảo các điều kiện khác như chỗ ở, tình cảm, thời gian chăm sóc … thì trong trường hợp này người chồng khó có ưu thế giành quyền trực tiếp nuôi con.

Nhấn vào đây để quay về chuyên viên luật sư tư vấn ly hôn hoặc liên hệ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn: 1900.633.390 

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.