Doanh nghiệp, Dịch vụ khác, Luật sư và tư vấn viên, Tin tức

Đăng ký kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet.

Đăng ký kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet.

Định nghĩa dich vụ trò chơi điện tử và các thuật ngữ liên quan

Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp Luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.

Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó, bao gồm:

a) Điểm truy nhập Internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử: Đại lý Internet; điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác có hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet;

b) Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thông qua mạng máy tính (LAN, WAN) mà không kết nối với Internet

Người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.

Phân loại trò chơi điện tử trên mạng

Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:

a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:

– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);

– Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);

– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);

– Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).

b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.

Cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi G1

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng khi có đủ các Điều kiện sau đây:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của doanh nghiệp;

– Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;

– Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động và theo quy định tương ứng tại Điều 32a, 32b  Nghị định 27/2018/NĐ-CP;

– Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng có thời hạn theo đề nghị của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 năm.

Bộ Thông tin và Truyền thông đình chỉ trong thời hạn 03 tháng giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau:

– Vi phạm quy định:

+ Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

+ Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

+ Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Không đáp ứng đủ các Điều kiện tương ứng quy định tại Điều 32a, Điều 32b Nghị định 27/2018/NĐ-CP sau khi đã được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu khắc phục bằng văn bản.

Điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1

Hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho tất cả các trò chơi của doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng các Điều kiện sau:

a) Có khả năng lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ đăng ký thường trú; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó;

b) Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm cập nhật, lưu trữ chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài Khoản thanh toán của mình;

c) Quản lý thời gian chơi của người chơi từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày và bảo đảm tổng thời gian chơi tất cả các trò chơi điện tử G1 của một doanh nghiệp đối với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút trong 24 giờ mỗi ngày;

d) Hiển thị liên tục được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi đối với tất cả các trò chơi do doanh nghiệp cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo trò chơi, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi.

Có biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nội dung diễn đàn trò chơi (nếu có), tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 23d Nghị định 27/2018/NĐ-CP.

Có phương án dự phòng về thiết bị và kết nối, phương án sao lưu dữ liệu để bảo đảm an toàn hệ thống khi có sự cố xảy ra.

Có phương án bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và bí mật thông tin cá nhân của người chơi.

Điều kiện cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1

Doanh nghiệp được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử khi có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;

b) Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử không vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này; không có các hình ảnh, âm thanh miêu tả cụ thể hành động giết người, tra tấn người, kích động bạo lực, thú tính, khiêu dâm, dung tục, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, khủng bố, ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;

c) Trò chơi điện tử có kết quả phân loại theo độ tuổi phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 31a Nghị định 27/2018/NĐ-CP.

Có biện pháp quản lý thông tin tài Khoản của người chơi đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Kết nối trực tiếp đồng bộ với hệ thống quản lý thông tin cá nhân của người chơi;

b) Kết nối trực tiếp đồng bộ với hệ thống thanh toán dịch vụ trò chơi chung của doanh nghiệp;

c) Lưu trữ đầy đủ, cập nhật liên tục, chính xác thông tin về quá trình sử dụng dịch vụ của người chơi bao gồm: Tên tài Khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, các thông tin có liên quan đến việc sở hữu vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng của người chơi.

Quy trình, thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp trực tiếp;

b) Nộp qua đường bưu chính;

c) Qua mạng Internet.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do từ chối

Hồ sơ đề nghị cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1

Hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản cho mỗi trò chơi điện tử G1 bao gồm các tài liệu sau đây:

Đơn đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo cam kết của doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Điều 34 Nghị định này.

Giấy tờ chứng nhận bản quyền hợp pháp và văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp được phát hành trò chơi điện tử tại Việt Nam (bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực chứng nhận bản quyền hợp pháp và văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp được phát hành trò chơi điện tử tại Việt Nam. Giấy tờ chứng nhận và văn bản thỏa thuận bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt có chứng thực).

Mô tả chi tiết nội dung, kịch bản trò chơi điện tử bao gồm các thông tin sau đây:

a) Tên, nguồn gốc, xuất xứ của trò chơi điện tử;

b) Chi tiết kịch bản, nội dung trò chơi; hệ thống nhân vật, hệ thống nhiệm vụ, bản đồ (sơ đồ); hệ thống vật phẩm ảo, đơn vị ảo, dịch vụ, điểm thưởng; hoạt động tương tác, hoạt động đối kháng giữa các nhân vật với nhau; hình thức thu phí, phiên bản phát hành;

c) Phương pháp và kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi của doanh nghiệp.

Phương án kỹ thuật bao gồm các nội dung sau đây:

a) Địa chỉ cụ thể nơi đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ và tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ (trong trường hợp thuê chỗ đặt máy chủ);

b) Mô tả chi tiết hệ thống quản lý thông tin cá nhân người chơi đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2 Điều 32c Nghị định này.

Thiết bị ghi lại các hình ảnh, hoạt động, âm thanh đặc trưng trong trò chơi: Hình ảnh một số tuyến nhân vật, hình ảnh một số vật phẩm, đồ trang bị cho nhân vật; hình ảnh, hoạt động nhân vật đang làm nhiệm vụ chủ yếu ở 5 cấp độ cao nhất (nếu có); hoạt động đối kháng đặc trưng giữa các nhân vật với nhau.

Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4

Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet.

– Điều kiện về nhân sự cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm:

+ Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng;

+ Có ít nhất 01 nhân sự quản trị trò chơi điện tử.

Điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bao gồm:

– Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử (nếu có) của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài Khoản thanh toán của mình;

– Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi;

– Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bao gồm các tài liệu sau đây:

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13).

Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp đối với tên miền quốc tế.

Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đáp ứng các quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 33 Nghị định này, bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch cung cấp dịch vụ, nhân sự, tài chính phù hợp với quy mô hoạt động;

b) Sơ đồ tổng thể hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ, địa điểm đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ và kết nối mạng;

c) Thông tin về thiết bị cung cấp dịch vụ cả Phần chính và dự phòng bao gồm: Tên, chức năng, cấu hình;

d) Thông tin chi tiết về phương thức, phạm vi cung cấp dịch vụ: Mạng Internet (địa chỉ EP, tên miền), mạng viễn thông di động (dự kiến kênh phân phối trò chơi);

đ) Các hình thức thanh toán dịch vụ, các loại thẻ thanh toán và doanh nghiệp hợp tác trong việc thanh toán dịch vụ (tên doanh nghiệp, loại hình thanh toán);

e) Biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi.”

Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp trực tiếp;

b) Nộp qua đường bưu chính;

c) Qua mạng Internet.

Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho doanh nghiệp theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.”

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.