Luật sư và tư vấn viên, Hôn nhân và Gia đình, Tin tức, Tin tức Nguyên Phát

Có con với người khác khi chưa ly dị chồng, làm sao khai sinh cho con?

Có con với người khác khi chưa ly dị chồng, làm sao khai sinh cho con?

Tôi có người bạn kết hôn năm 2017, sau đó vợ chồng ly thân, người chồng đi làm ăn xa. Năm 2023 người vợ ở nhà có con với người khác. Làm cách nào để cháu bé được đăng ký khai sinh với cha ruột?

Có con với người khác khi chưa ly dị chồng, làm sao khai sinh cho con? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Khi bạn tôi đăng ký khai sinh cho cháu và muốn lấy tên cha ruột của bé thì công chức tư pháp hộ tịch không đồng ý đăng ký, giải thích là đứa bé sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nên phải để tên cha của cháu là người chồng đang đi làm ăn xa. Nhưng người chồng này cũng biết rõ cháu bé không phải con mình nên không đồng ý để tên mình là cha cháu bé.

Bạn tôi sau đó đề nghị chỉ ghi tên mẹ, không cần ghi tên cha để cháu bé được đăng ký khai sinh, làm bảo hiểm y tế, nhưng công chức tư pháp hộ tịch vẫn không đồng ý vì căn cứ quy định, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng đó mới là cha mẹ cháu bé và khi đăng ký phải ghi tên cả cha lẫn mẹ.

Đến nay cháu bé vẫn chưa được đăng ký khai sinh. Xin hỏi việc từ chối đăng ký khai sinh cho cháu bé trong trường hợp này có đúng không? Nếu đúng thì có cách nào để cháu bé được đăng ký khai sinh?

Luật Nguyên Phát Trả Lời:

Theo điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định.

Ngoài ra, theo khoản 2, điều 15 nghị định 123/2015. trong trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần ghi về cha trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh của trẻ để trống.

Bỏ tên cha trong giấy khai sinh của con được không?

Đối chiếu với trường hợp này, do vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân (theo giấy đăng ký kết hôn) nên việc làm giấy khai sinh cho trẻ phải ghi tên cả cha và mẹ. Việc để tên người cha thực sự của trẻ trong giấy khai sinh là không có căn cứ.

Như vậy, trong trường hợp này có 2 cách:

– Hoặc để tên người cha (theo giấy đăng ký kết hôn) trong giấy khai sinh của trẻ, sau đó tiến hành các thủ tục cải chính hộ tịch cho trẻ sau (thay đổi tên người cha).

– Hoặc làm đơn tới tòa án để xác định cha cho con. Sau khi có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật xác định cha của trẻ thì khi đó làm thủ tục đăng ký cấp giấy khai sinh cho trẻ, hoặc cải chính hộ tịch cho trẻ (thay đổi tên người cha).

Với cả 2 cách trên, để trẻ có khai sinh đúng tên người cha thì cần thiết phải có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án công nhận cha cho con.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.