CHƯA LY HÔN NHƯNG CHỒNG KHÔNG CHO GẶP CON THÌ SAO
1. Vợ chồng khi ly hôn ai là người được nuôi con
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định của hiệu lực pháp luật của Toà án. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
Sau khi ly hôn, cha mẹ không mặc nhiên mất quyền cũng như nghĩa vụ chăm sóc con, Cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ chồng có quyền thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét đến nguyện vọng của con.
Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phú hợp với lợi ích của con.
2. Chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con có đúng không?
Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ: cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Vì vậy, việc ngăn cản không cho vợ/chồng gặp con là hành vi vi phạm Luật hôn nhân và gia đình 2014. Khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng; chăm sóc con, không có bất kỳ ai có quyền ngăn cấm chồng hoặc vợ được chăm sóc con.
Nếu chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con, đầu tiên ta nên sử dụng phương án nhẹ nhàng nhất là thoả thuận và bàn bạc lại với nhau. Quyền lợi của con nên được cha mẹ đặt lên trên hết là những ghen ghét, đố kỵ cá nhân của cha mẹ. Trường hợp hai bên không thể thoả thuận với nhau, cả hai không thể có tiếng nói chung. Người bị ngăn cấm gặp con có thể yêu cầu cơ quan công an địa phương hoặc UBND xã/phường can thiệp, thực hiện việc hoà giải cũng nhưng cho đối phương được quyền thăm con theo quy định.
Trường hợp đã nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn không thể thực hiện được quyền thăm con. Người vợ có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
3. Hành vi ngăn cản cha hoặc mẹ gặp con có bị xử phạt không?
Như phân tích ở trên, khi chưa ly hôn thì dù là vợ hoặc chồng cũng không có quyền ngăn cấm người còn lại được chăm sóc, nuôi dưỡng con. Bất kỳ hành vi ngăn cấm nào cũng là hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong qua hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau được quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn; cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; trừ trường hợp cha mạ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Như vậy, đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con có thể bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
4. Một số lưu ý với con khi cha mẹ ly hôn
4.1. Đừng đem con cái là phương tiện để “làm khó nhau”
Thực tế không ít trường hợp vợ hoặc chồng sau khi ly hôn được giao quyền nuôi con đã cấm người còn lại tiếp cận, cũng như cấm việc chăm sóc, giáo dục con. Điều này, thiệt thòi nhất vẫn là trẻ nhỏ, khiến đời sống tinh thần của con trẻ bị đảo lộn. Chính vì sự ích kỷ của cha/mẹ mà kéo con về “phe mình”. Nếu người đang hàng ngày chung sống với bé nói với bé những lời xấu về bố hoặc mẹ, điều này khiến bé sẽ thực sự tổn thương, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự tin tưởng, tính cách của trẻ, khiến trẻ thiếu đi sự tin tưởng và kính trong với cha/mẹ mình.
Chúng ta nên suy nghĩ với một tinh thần lạc quan và đúng đắn rằng: mặc dù vợ/chồng không còn sống chung với nhau, nhưng con cái và những người thân của họ không có lỗi. Hãy cố gắng kết hợp thật tốt với nhau, bỏ qua sự ích kỷ của người lớn để dù rằng bố mẹ ly hôn nhưng vẫn giữ được cho các con một cuộc sống bình thường, ít xáo trộn nhất có thể, để các con không cảm thấy nặng nề và cho rằng việc ly hôn chỉ đơn giản là việc cha mẹ không cùng chung sống dưới một mái nhà.
4.2. Tránh để trẻ bị các bệnh về tâm lý khi cha mẹ ly hôn
Sau khi ly hôn, dù trẻ ở cùng ai thì chắc chắn sẽ vẫn có những xáo trộn và chấn thương về tâm lý. Sự ảnh hưởng từ những vấn đề tâm lý thường rất đa dạng và được thể hiện ở những cách thức không giống nhau. Nếu người lớn không để ý, không nhạy cảm và để ý con trẻ và giúp con xoa xịu đi những tổn thương thì vô hình chung những tổn thương đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của trẻ. Việc này sẽ nghiêm trọng hơn nếu cha hoặc mẹ nhanh chóng tìm hiểu, gặp gỡ người khác khi trẻ chưa được chuẩn bị trước về mặt tâm lý.
Để tránh những cú sốc, cũng như khiến trẻ bị mắc các bệnh tâm lý thì cha, mẹ cũng như người thân nên giải thích cho con về lý do cha mẹ không thể sống chung với nhau. Cha mẹ nên tập chung chính vào cảm xúc của con và khẳng định dù việc cha mẹ có tiếp tục chung sống với nhau hay không thì con vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của cha, mẹ. Vẫn luôn được cha, mẹ yêu thương, chăm sóc và đặc biệt con rất quan trọng với cả cha lẫn mẹ.
Để hạn chế những thay đổi cơ bản trong khi cuộc sống của trẻ, cha hoặc mẹ cần duy trì nếp sống sinh hoạt bình thường cho trẻ. Nếu cha là người đón con đi học về thì hãy nên duy trì thói quen này để trẻ không cảm thấy hụt hẫng, mất mát. Việc đặt cho trẻ trách nhiệm, sự tự tin khi thiếu cha hoặc mẹ cùng đồng hành suốt sẽ giúp trẻ mạnh mẽ hơn, ở khía cạnh tích cực thì sẽ giúp trẻ biết đương đầu với cuộc sống trong tương lai.
4.3. Đừng nên tìm người bạn đời khác quá sớm
Bất kỳ đôi vợ chồng nào khi quyết định ly hôn cũng đã phải trải qua một sự giằng xé về tinh thần, về tình cảm và cũng thấy đau, nhưng đau một lần thường thôi và đa phần họ sẽ đi tìm kiếm tiếp tục một nửa để xây dựng một hạnh phúc mới với người mà họ cho rằng phù hợp hơn người cũ. Chính những đứa con của họ sẽ cảm giác bị bỏ rời và ảnh hưởng đến tinh thần nhiều nhất.
Khi cha và mẹ ai cũng có cuộc sống riêng, có gia đình riêng để quan tâm, chăm sóc thì đứa con sẽ ít hận được sự quan tâm hơn cả về vật chất và tinh thần, thời gian. Còn nếu người chồng hay người vợ không tìm hiểu kỹ và tìm được một nửa không yêu thương con thì những đứa trẻ còn có nguy cơ bị hành hạ, hắt hủi, đây thực sự là một sự bất hạnh hơn bao giờ hết của những đứa trẻ. Lúc này, những đứa trẻ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực hoặc bỏ nhà đi, thâm chi dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
Vì vậy, theo quan điểm của người viết. Sau khi ly hôn các bậc cha, mẹ nên dành một thời gian đủ để tất cả mỏi người tĩnh tâm lại, đặc biệt là các con có thời gian quen với sự thay đổi mới trước khi tìm cho mình một nửa khác cho bản thân mình.
Trên đây là bài viết liên quan đến hành vi cha hoặc mẹ ngăn cản người còn lại không được gặp con khi vẫn chưa ly hôn. Nếu Quý khách còn bất kỳ nội dung nào chưa rõ hay vướng mắc cần được giải đáp, Quý khách hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài tư vấn pháp trực tuyến của Luật Nguyên Phát 1900.633.390 để được hỗ trợ kịp thời.