Dịch vụ khác, Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên

Chồng hoặc vợ bắt con sau ly hôn bị xử lý thế nào?

Chồng hoặc vợ bắt con sau ly hôn bị xử lý thế nào?

Sau ly hôn, việc tranh chấp quyền nuôi con là vấn đề nhức nhối, dẫn đến nhiều trường hợp cha mẹ tự ý bắt con đi. Hành động này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây tổn thương tâm lý cho con trẻ và ảnh hưởng đến tương lai của các con.

Nếu các ông bố bà mẹ thực sự yêu thương con thì tốt nhất, nên tôn trọng thỏa thuận của nhau hoặc thực hiện đúng theo bản án của tòa. Tốt nhất, không nên tranh giành, hoặc có hành động như là ”BẮT CON” xảy ra dù bản chất của hành động đó có tốt hay không.

Nếu đã có quyết định trong bản án ly hôn mà một trong hai người vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con, có hành vi bắt con thì sẽ vi phạm theo  Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Sau ly hôn, cha/mẹ không được trao quyền nuôi con có hành vi bắt con bằng vũ lực, đe dọa hoặc thủ đoạn khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi. Mức Hình phạt: có thể bị Phạt tù: từ 03 năm đến 07 năm; Mức phạt cao nhất: 15 năm tù; Phạt tiền: từ 10- 50 triệu đồng

Hành động này là Vi phạm pháp luật; Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; Không thể biện minh bằng lý do thương con.

=> Thay vì thực hiện hành vi trái pháp luật như bắt cóc với lý do thương con, thì người không được trao quyền nuôi con có thể tìm bằng chứng về việc người trực tiếp nuôi dưỡng không làm tròn bổn phận nuôi con, và nhờ Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.633.390 để được giải đáp.  

5/5 - (20 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.