Tin tức

Các điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Các điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Trường hợp vợ chồng không đạt được thoả thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con khi ly hôn thì có quyền yêu cầu Toà án xem xét và quyết định giao cho cho người có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con tốt nhất. Do đó các bên cần thu thập các tài liệu, bằng chứng chứng minh mình đáp ứng các điều kiện chăm sóc con như:

– Về tình cảm và sự quan tâm yêu thương lo lắng của cha mẹ với con:

Thực tế cho thấy Cha mẹ có thực sự quan tâm, yêu thương con thật lòng thì mới có thể dành nhiều thời gian, công sức để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con. Sự quan tâm, chăm lo không phải ngày một ngày hai mà phải diễn ra trong thời gian dài và đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại của cha và mẹ. Như vậy, các tài liệu, bằng chứng chứng minh sự quan tâm lo lắng của cha mẹ với con trước khi ly hôn là một trong các chứng cứ để Toà án xem xét giải quyết.

Các tài liệu chứng minh là những chứng cứ rất đời thời mà cha mẹ lưu giữ, đó có thể là ảnh chụp đưa đón con đi học, họp phụ huynh, anh chụp khi con bị ốm vào vào viện điều trị…..

Thực tế, trong quá trình tư vấn, giải quyết các tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn, Luật sư của chúng tôi từng tiếp và tư vấn cho những bậc cha, mẹ có yêu cầu bằng mọi cách phải giảnh được quyền nuôi con lý do thì rất nhiều như: Vì cái Tôi, hay cháu là con trai sau này có trách nhiệm thờ cúng hương hoả, rồi vì ông bà cháu muốn ở cũng cháu và thậm chí là để gây sức ép để bên kia rút đơn ly hôn. Tuy nhiên khi Luật sư của chúng tôi đặt câu hỏi về quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con trước đây thì không ít khách hàng nói rằng đó là trách nhiệm của người mẹ hoặc ông bà hoặc Khách hàng chỉ biết đi làm kiếm tiền còn việc chăm lo cho các con đã có người kia gánh vác. Và khi luật sư của chúng tôi tiếp tục đặt ra một vài tình huống mà Khách hàng cần phải làm nếu được Toà án quyết định giao cho cho họ nuôi thì không ít trường hợp không có phương án giải quyết như vậy nếu giao con cho những trường hợp này, nếu không tính đến các yếu tố khác thì con cái sẽ phải gánh chịu  tất cả.

– Các điều kiện về vật chất:

Đây là các tài liệu chứng minh nguồn thu nhập ổn định, hợp pháp của cha, mẹ. Đó có thể là thu nhập từ lao động như: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, sao kê tài khoản lương. Thu nhập từ các nguồn khác như: Sổ tiết kiệm, Chứng nhận cổ phần cổ phiếu, trái phiếu, cho thuê tài sản.

Thực tế cho thấy, không phải ai có nhiều tiền, có thu nhập cao sẽ dành được quyền nuôi con khi ly hôn. Tuy nhiên, mức thu nhập mà Toà án xem xét phải đảm bảo đủ mức chi trả cho các chi phí sinh hoạt, học tập, chăm sóc sức khoẻ theo nhu cầu chi tiêu thực tế của người đó và của con nếu được giao trực tiếp nuôi con.

– Điều kiện về chỗ ở:

Một trong những điều kiện khi chứng minh điều kiện nuôi con đó là chỗ ở của mỗi bên vợ chồng sau ly hôn. Quy định của pháp luật không có quy định bắt buộc là người nhận nuôi con phải có tài sản riêng là Nhà đất thì mới được nuôi con, tuy nhiên nếu  đặt trong tình huống vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con trong khi các điều kiện khác của hai bên là như nhau thì quyền trực tiếp nuôi con sẽ được Toà án ưu tiên giao cho người có điều kiện về chỗ ở ổn định.

Điều này xuất phát từ thực tế, nếu một người không có nơi cư trú cố định nay đây mai đó và thường xuyên phải thay đổi chỗ ở sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và học tập của con.

– Điều kiện về thời gian chăm sóc, giáo dục:

Việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục con cần rất nhiều thời gian và công sức. Ở các độ tuổi khác nhau các con có sự thay đổi về nhận thức, tâm lý và tình cảm của con trẻ, do đó yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải dành thời gian quan tâm, quan sát để kịp thời giáo dục dạy dỗ các con. Nếu một người làm các công việc có tính chất đặc thì như thường xuyên vắng nhà vì phải đi công trình, đi công tác dài ngày, lái xe đường dài, hoặc người đó làm công việc quá bận rộn mất nhiều thời gian thì sẽ không có điều kiện về thời gian để chăm sóc giáo dục con.

Đối với những người đang phải thụ án tù giam vì hành vi vi phạm pháp luật thì cũng không có điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục các con (ngoại trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi).

– Về môi trường sống và sinh hoạt:

Môi trường sống của con người nói chung bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, nhận thức của con người. Đối với con trẻ môi trường của chúng là gia đình và nhà trường và môi trường này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, tình cảm của con. Do đó trường hợp một bên cha hoặc mẹ thường xuyên tiếp xúc, tụ tập bạn bè để hút chích, bài bạc (hay còn gọi là Tệ nạn xã hội) và bên còn lại thì sống lành mạnh. Căn cứ vào các quyền lợi mọi mặt của con, Toà án sẽ Quyết định giao con cho thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho con trẻ.

– Mong muốn và nguyện vọng của con trên 7 tuổi:

Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên phải nếu có mong muốn được ở với cha hoặc với mẹ thì Tòa án sẽ xem xét theo nguyện vọng của con. Do đó, Bản trình bày của con từ 7 tuổi về mong muốn và nguyện vọng được ở cùng cha hoặc mẹ sẽ là một điều kiện để toà án xem xét.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.