Luật sư và tư vấn viên

Cá nhân đang làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chết thì giải quyết hồ sơ ra sao? Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp nào?

Cá nhân đang làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chết thì giải quyết hồ sơ ra sao? Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp nào?

Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

”.

Theo đó, nhà nước sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp theo quy định vừa nêu trên.

Cá nhân đang làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chết thì giải quyết hồ sơ ra sao?

Căn cứ khoản 4 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trường hợp cá nhân chết khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng

  1. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định.

Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

”.

Như vậy, trường hợp bố bạn mất trước khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì UBND huyện sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được thừa kế quyền sử dụng đất của bố bạn.

Khi đó, UBND huyện sẽ yêu cầu người thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện một trong hai cách thức:

– Xác nhận thừa kế vào giấy chứng nhận đã ký;

– Hoặc gửi hồ sơ lên UBND cấp huyện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người thừa kế của bố bạn theo quy định của pháp luật thừa kế.

Việc xác định người thừa kế được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?

Trường hợp bố bạn mất mà có để lại di chúc thì sẽ xác định người thừa kế theo nội dung của di chúc.

Trường hợp bố bạn mất mà không để lại di chúc thì căn căn Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

”.

Bên cạnh đó tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”.

Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn về các vấn đề khác liên quan đến pháp luật, các bạn vui lòng liên hệ cho Luật Nguyên Phát qua số Hotline: 1900.633.390 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.