LẤY CHỒNG NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN TRƯỚC KHI BƯỚC VÀO HÔN NHÂN
Hạnh phúc vượt biên giới, nhu cầu kết hôn với người nước ngoài cũng dần trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng đủ hiểu hết về điều kiện để bước vào hôn nhân. Bài viết dưới đây của Luật Nguyên Phát sẽ cho mách bạn những điều kiện cần biết trước khi bước vào hôn nhân với người nước ngoài.
Điều kiện đăng kết kết hôn với người nước ngoài
Căn cứ Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
- Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Theo đó, điều kiện để hai người được kết hôn là phải thỏa mãn pháp luật theo quốc tịch của mỗi bên.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì việc đầu tiên phải xác định về việc Việt Nam và quốc gia còn lại có tham gia cùng tham gia Công ước quốc tế nào không hay có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nào về vấn đề hôn nhân hay không?
Tiếp đó là phải xác nhận về điều kiện kết hôn của cả hai nước và nếu đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì bắt buộc cả hai bên đều phải đáp ứng được điều kiện đăng ký kết hôn ở Việt Nam, hiện đang được quy định cụ thể ở tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
1.Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, độ tuổi được phép kết hôn ở Việt Nam là nam phải đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên theo ngày, tháng, năm sinh.
Nếu không xác định được tháng sinh tháng sinh là tháng 01 của năm sinh; nếu không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày mùng một của tháng sinh.
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
Nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn là một trong những nguyên tắc được pháp luật Việt Nam quy định xuyên suốt trong các Luật Hôn nhân và Gia đình.
Đồng thời, Nhà nước cũng có chính sách và các biện pháp tạo điều kiện để nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (theo Điều 22 Bộ luật Dân sự).
Do đó, khi một người mất nặng lực hành vi dân sự thì sẽ không nhận thức được việc kết hôn với người, không xác định được yêu cầu kết hôn có phải tự nguyện, thực hiện theo ý chí của người đó hay không.
Bởi vậy, một trong những điều kiện để được đăng ký kết hôn là phải không mất năng lực hành vi dân sự
4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn.
Những trường hợp bị cấm cấm kết hôn được nêu tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
– Kết hôn giả tạo.
– Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.
– Đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
– Kết hôn giữa các đối tượng: Người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Yêu sách của cải trong kết hôn.
– Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
5. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Những trường hợp bị cấm cấm kết hôn được nêu tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
– Kết hôn giả tạo.
– Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.
– Đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
– Kết hôn giữa các đối tượng: Người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Yêu sách của cải trong kết hôn.
– Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
6. Phải được đăng ký theo đúng quy định tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch
Theo đó, chỉ khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đáp ứng các điều kiện kết hôn thì quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ mới được pháp luật Việt Nam công nhận.
Đặc biệt, quy định này còn khẳng định:
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Do đó, bắt buộc việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là quy định về điều kiện người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam. Bằng cách hiểu rõ những thông tin mà chúng tôi cung cấp Luật Nguyên Phát tin rằng bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho hành trình hôn nhân của mình. Nếu còn thắc mắc liên quan đến đăng ký kết hôn nói chung và liên quan đến việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, độc giả có thể liên hệ Luật Nguyên Phát sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.